Cuộc đời và sự nghiệp của “minh tinh màn bạc” Thẩm Thúy Hằng

Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng là một nữ “minh tinh màn bạc” nổi tiếng theo cách gọi thời bấy giờ, bởi không chỉ đóng rất nhiều phim trong nước mà Thúy Hằng còn tham gia nhiều phim trong khu vực Đông Nam Á. Nổi lên từ vai diễn Tam Nương trong phim “Người đẹp Bình Dương”, Thẩm Thúy Hằng mang luôn biệt danh này do công chúng ái mộ đặt và trở thành biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.

Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng phim mà còn đóng kịch và cũng khá nổi tiếng trên sân khấu kể cả trước và sau giải phóng. Là một “mỹ nhân”, lại là người nổi tiếng đối với công chúng suốt mấy thập niên, nhưng Thẩm Thúy Hằng ở tuổi xế chiều có cuộc sống hoàn toàn khép kín, bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học, làm từ thiện, hầu như ít tiếp xúc với bên ngoài. Cuộc đời của một “minh tinh màn bạc”, một phụ nữ “sắc nước hương trời”, sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng đã kết thúc với số phận nghiệt ngã.

Cô gái sinh năm 1941 tại hải Phòng có cái tên giản dị Nguyễn Kim Phụng – chính là tên trong khai sinh của “Người đẹp Bình Dương”. Cô cùng với gia đình di cư vào Nam và ngụ tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Lúc nhỏ, Kim Phụng học tại trường tiểu học Huỳnh Văn Nhứt, TP. Long Xuyên. Hết bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) nức tiếng là một hoa khôi “Tuổi mới lớn” trong giới học sinh.

Cũng chính năm ấy, hãng phim Mỹ Vân – một hãng phim lớn, nổi tiếng lúc bấy giờ tổ chức cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh. Cô gái vừa chớm tuổi trăng tròn Kim Phụng đã lén gia đình và vượt qua 2000 cô gái đẹp khác trên khắp miền Nam tham dự tuyển. Với nhan sắc trời cho và khả năng thiên phú, Kim Phụng đã xuất sắc giành giải nhất.

Từ đây, cô gái 16 tuổi Kim Phụng đã có cơ hội vàng bước vào lĩnh vực “nghệ thuật thứ 7”, với một bước ngắn thôi, nhưng đã khiến Kim Phụng nhảy vọt rất xa lên tuyệt đỉnh vinh quang.

Với vai diễn đầu tiên: Tam Nương trong phim “Người đẹp Bình Dương” một phim đen trắng của hãng phim Mỹ Vân do nghệ sĩ Năm Châu đạo diễn, ra mắt công chúng năm 1958, Thẩm Thúy Hằng đã nổi lên như một ngôi sao điện ảnh và chinh phục hoàn toàn sự hâm mộ nồng nhiệt của khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ.

Sau khi trở thành một ngôi sao tỏa sáng trong làng điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng được các hãng phim lúc bấy giờ mời vào vai chính liên tục. Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và trở thành nữ minh tinh số 1 với tiền cát-xê 1 triệu đồng cho một vai diễn (tương đương 1kg vàng 9999 thời bấy giờ).

Có thể nói giai đoạn rực rỡ nhất của Thẩm Thúy Hằng là khoảng thời gian 1965 – 1972, phim nào có bà đóng cũng đạt doanh thu rất cao. Năm 1969, Thẩm Thúy Hằng đã đứng ra thành lập hãng phim riêng mang chính tên của bà là hãng phim Thẩm Thúy Hằng (tiền thân của hãng phim Vilifilms sau này.

Với kinh nghiệm của mình, Thẩm Thúy Hằng chọn bộ phim “Chiều kỷ niệm” để chiếu ra mắt. Đây là bộ phim tình cảm xã hội do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, với dàn diễn viên “gạo cội” bên cạnh Thẩm Thúy Hằng thủ vai chính như: Phùng Há, Năm Châu, Kim Cúc, Thanh Tú, Huy Cường, Việt Hùng, Ngọc Nuôi … Tuy là phim đen trắng, nhưng phim rất thành công, từ ngày chiếu ra mắt, khán giả nô nức mua vé vào xem kín rạp.

Với kinh nghiệm của mình, Thẩm Thúy Hằng chọn bộ phim “Chiều kỷ niệm” để chiếu ra mắt. Đây là bộ phim tình cảm xã hội do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, với dàn diễn viên “gạo cội” bên cạnh Thẩm Thúy Hằng thủ vai chính như: Phùng Há, Năm Châu, Kim Cúc, Thanh Tú, Huy Cường, Việt Hùng, Ngọc Nuôi … Tuy là phim đen trắng, nhưng phim rất thành công, từ ngày chiếu ra mắt, khán giả nô nức mua vé vào xem kín rạp.

Không chỉ hợp tác làm phim, đóng phim ở nước ngoài mà đi đâu, dự bất cứ cuộc liên hoan phim nào, Thẩm Thúy Hằng cũng đều được trọng vọng, sánh ngang hàng với các diễn viên nổi tiếng nước ngoài.

Chính nhờ vào tài năng và nhan sắc, Thẩm Thúy Hằng đã đạt được đỉnh cao danh vọng khi liên tục nhận được những giải thưởng cao của điện ảnh Châu Á và quốc tế như: Hai lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức tại Hồng Kông và Đài Loan năm 1972 – 1974, Nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Mát-cơ-va và Tasken tại Liên Xô năm 1982, vượt qua những nữ diễn viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ …

Thành công và nổi tiếng trên lĩnh vực điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng cũng nổi tiếng và thành công cả trên lĩnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc. Ban kịch Thẩm Thúy Hằng sánh ngang vai với những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như: Kim Cương, Mộng Tuyền, Dân Nam, Tân Dân Nam, Túy Hoa – Túy Phượng, Duy Lân, La Thoại Tân … và được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng, đồng thời, bà cũng được xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam.

Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng cũng thường xuyên xuất hiện trên sân khấu “Đại nhạc hội”, nhưng không phải diễn kịch, đóng cải lương mà là hát tân nhạc.

Sau sự kiện 1975, trong lúc một số nghệ sĩ chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh từ chối những cơ hội ra đi mà chọn con đường ở lại quê nhà. Mọi người đều nhìn nhận rằng chính ông Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều tới tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng qua hai giai đoạn biến cố của lịch sử. Do đó nói về Thẩm Thúy Hằng mà không nhắc tới ông Nguyễn Xuân Oánh là điều thiếu sót.

Sân khấu kịch nói cũng là lĩnh vực nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng phô diễn tài năng của mình và nhiều vai của bà trong hàng loạt vở kịch nói đã làm sáng thêm tên tuổi Thẩm Thúy Hằng và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú để ghi nhận sự đóng góp của bà trên lĩnh vực nghệ thuật nói chung vào sau năm 1975 như: “Cho tình yêu mai sau”, “Đôi bông tai”, “Hoa sim gai trắng”, …

Không chỉ tham gia diễn xuất trong vai trò diễn viên, Thẩm Thúy Hằng còn sáng tác kịch bản sân khấu như “Người hạnh phúc”, “Nụ cười và nước mắt” đã được dàn dựng trên sân khấu nhỏ. Nhưng có lẽ vai diễn mang đậm dấu ấn của bà trên lĩnh vực sân khấu và sự nghiệp nói chung là vai Phồn Y trong vở “Lôi vũ” của đoàn kịch nói Kim Cương trước khi từ giã sân khấu, phim ảnh, sống ẩn mình vì biến chứng của chất silicon mà bà đã từng bơm vào da thịt để giữ gìn sắc đẹp một thời. Và cũng chính nhờ thế mà bà trở nên lộng lẫy, là biểu tượng của nữ hoàng nhan sắc suốt một thời tuổi trẻ.

Bài viết khác

Câu chuyện “Lời nói dối của cô giáo” nhận nghìn lượt chia sẻ, đầy xúc động

Câu chuyện “Lời nói dối của cô giáo lớp 5” đang được rất nhiều bậc phụ huynh học sinh và những người quan tâm giáo dục chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội và gợi những cảm xúc, suy nghĩ lắng đọng khi năm học mới đang đến gần. Hình minh hoạ Xin đăng […]

Thiên thần lạc mẹ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Tháng 2/1994, ở ρhíα Bắc nước Đức tuyết trắng ρhủ dầy đặc, trại trẻ mồ côi Yite Luo nằm bên ven sông Rhine, tĩnh lặng trong gió tuyết. Sáng sớm hôm ấy, nữ tu sĩ Terri, 50 tuổi rα ngoài làm việc.     Lúc vừα rα đến cổng, bà láng máng nghe thấy có […]

Vợ cũ của Ba – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

VỢ CŨ CỦA BA. ✍️Phong Ba Ba tôi những ngày tháng cuối đời chỉ ú ớ gọi tên một người đàn bà, không phải là mẹ tôi. Mẹ không oán giận gì ba, chỉ trách móc duyên phận trớ trêu không cho ba gặp lại người ấy lần cuối cùng. Mẹ tôi 32 tuổi mới […]