Cũng đành câm nín – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc đáng suy ngẫm

✍️Nguyễn Ngọc Yến

Thằng cháu trai gọi tôi bằng cô vừa đến nhà tôi chưa đầy mười phút, chưa kịp nói gì thì tiếng chuông cửa reo. Tôi ra mở cổng thì ba nó đến với vẻ mặt khổ sở, vừa nhìn thấy tôi nó hỏi ngay

“Có thằng Dũng đến đây không chị? Cái thằng tới tuổi ngang bướng, tự dung bỏ nhà đi ba bữa nay rồi. Em khổ quá”.

Thằng Dũng vừa nhận ra ba nó đến, vội biến ngay lên lầu trước khi ba nó kịp nhìn thấy.

“Ngồi xuống uống miếng nước cái đã, rồi từ từ nói. Từ nhỏ đến lớn nó rất ngoan mà.”

“Vậy mà tới tuổi chướng nó như vậy đó. Chị xem, Mai, vợ của em vừa dịu dàng, vừa hiền thục, vùa nhân ái nên thương yêu nó hết mực. Vợ em chăm sóc nó như mẹ ruột chăm con. Vậy mà em vừa đi công tác, nó lại bỏ nhà đi ngay.”

Tôi còn đang tiến thoái lưỡng nan, không biết xử trí ra sao. Nói thật cho em mình biết là Dũng đang ở nhà mình hay là im lặng, thì Dũng nhẹ nhàng từ trên lầu đi chậm rãi xuống từng bậc thang. Trông thấy nó, em tôi quát lớn

“Mầy bỏ học mấy bữa nay đi đâu? Sao không báo cho dì Mai một tiếng . Làm dì ấy lo lắng tìm đủ nơi hết. Ăn không được, ngủ không được. Có bà mẹ nào bằng dì ấy mà mầy bỏ nhà đi?”.

Dũng hỏi

“Sao dì không điện thoại cho cô giáo chủ nhiệm hoặc đến trường con?”

“Dì mày lo cho mày. Sợ làm mất danh dự của mày. Dì ấy chờ tìm mày xong, đưa mày đến trường và định sẽ dựng chuyện với cô giáo là nhà có việc gấp không kịp xin phép cho mày để giữ bí mật trốn học bỏ nhà đi hoang của mày, để mày không bị hạnh kiểm xấu. Có ai chu đáo lo toan cho mày như dì mày không?”

Thằng Dũng cười khẩy

“ Ba nói giống như một đứa con nít ngây thơ.”

“ Bốp”

Một cái tát như trời long đất lở vào mặt thằng bé.

“ Đồ hổn hào, mất dạy. Mới bỏ nhà đi có ba ngày mà học thói ấy ở đâu?”

Thằng bé cắn môi không khóc. Nó đứng lùi lại sau lưng tôi.

Lại tiếng chuông reo, tôi bảo Dũng ra mở cửa. Cổng vừa mở, đã nghe tiếng ngọt ngào của cô Mai

“ Trời ơi, Dũng . Con ở đây với cô Hai sao không nói với mẹ một tiếng. Mẹ tìm con khắp nơi không thấy, sợ quá nên mẹ gọi ba con về gấp. Con ơi, mai mốt con đi đâu báo cho mẹ một tiếng, mẹ cho thêm tiền con tiêu vặt. Đi như vậy rồi ăn uống ra sao? Ngủ nghê gì được không con?”

Thằng Dũng im lặng. Nó cúi gầm mặt xuống, không nhìn ba cũng không nhìn cô Mai.

Thằng em tôi gầm gừ

“Mày có nghe dì mày hỏi không? Sao không trả lời. Mày có nhận ra lỗi lầm của mày chưa?”

“Cô Mai nhỏ nhẹ nói

“Anh, đừng la con. Nó sợ tội nghiệp”.

Quay sang tôi, cô tiếp

“Hai cô cháu lâu ngày mới được bên nhau nên chị không nỡ cho em biết Dũng ở đây vì sợ em gọi nó về phải không? Em biết chị lúc nào cũng thương cháu như con”.

Quay sang Dũng cô cười thật tươi

“ Thôi lên phòng thu dọn quần áo về với ba mẹ đi con. Có mẹ, ba không la rầy con đâu, con đừng sợ.”

Chưa kịp hỏi ý của Dũng, tôi “tài lanh” dùng kế hoãn binh

“Đúng như Mai nói, lâu quá cô cháu không được bên nhau. Thôi cho chị xin lỗi đã chiều cháu hơi quá lố. Hai em về trước đi. Chị sẽ đưa Dũng về sau.”

“Vậy chị hén. Em nghe lời chị dạy. Vậy em và anh Thuận về nha chị. Chiều chị đừng nấu cơm nha. Em mời gia đình chị đi ăn buffet với gia đình tụi em”.

Họ bước ra khỏi cổng, tôi quay lại thấy Dũng đang ôm mặt khóc nức nở. Tôi không dỗ dành chi cả. Cứ để cho nó khóc.

Thuận, thằng em ngoan của tôi, học giỏi, kinh doanh giỏi, đẹp trai, hào hoa, lịch lãm nên có hơi tự hào về mình quá đáng. Anh được nhiều cô mơ ước nên xem tình yêu như trò đùa. Đến ba mươi lăm tuổi mới chịu lấy vợ vì” cô bạn gái” lỡ dính bầu.

Nó nói

“ Em không yêu, nhưng cô ấy bảo sẽ phá thai nếu như em từ chối cưới. Mình là đàn ông sống phải có đạo đức như cha mẹ mình dạy. Ai nỡ giết con mình”.

Cưới mà không yêu nhau thì tình vợ chồng khó bền vững nếu cả hai không cố gắng vun đắp cả tình lẩn nghĩa. Ba năm sau họ ly dị, mẹ Dũng giao con lại cho ba nó để cô tiện việc lập gia đình sau này.

Từ đó Thuận lại càng chán nản phụ nữ, và bài học chua cay này đã dạy anh sống thật nghiêm túc suốt mười năm bên thằng con thật thông minh chăm chỉ. Hai cha con chia nhau việc nhà, nấu cơm, giặt giũ. Có rất nhiều cô gái tự nguyện làm vợ và làm mẹ cho hai cha con này nhưng Thuận đều từ chối.

Rồi trong một chuyến đi từ thiện ở một chùa nuôi trẻ mồ côi, Thuận gặp Mai. Cô gái làm nghề tiếp thị các sản phẩm mới, xinh đẹp trẻ trung ,bằng nửa số tuổi của Thuận. Cô ấy bảo rằng bẩm sinh mình đã yêu trẻ con, nên xem việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ mồ côi là ước nguyện và hạnh phúc của cố ấy.

Thế là em tôi cưới vợ lần hai ở tuổi gần năm mươi. Em tôi hết lời ca tụng cô Mai và hai người sống bên nhau cực kỳ hạnh phúc. Em tôi luôn xem cô Mai là viên ngọc quý mà trời đã ban cho nó. Nhìn em mình hạnh phúc sau bao năm cô đơn tôi cũng hạnh phúc theo.

Nên có một chuyện tôi đành câm nín.

Cách đây hai năm, ba chồng tôi bị ung thư đại tràng, khi phát hiện ra đã ở giai đoạn ba. Thương ba lớn tuổi đã hy sinh cho mình, nên chồng tôi đưa ba đến một bệnh viện tư, tiền phòng hơi cao, vô hóa chất nhiều lần, tiền thuốc, tiền phòng nên kinh tế gia đình cạn kiệt. Thấy em mình là” đại gia”, sau khi vô thuốc lần sáu, chúng tôi thiếu tiền viện phí, nên tôi gọi em tôi để xin mười triệu. Thuận sẵn lòng và điện thoại về nhà nhờ cô Mai đem tiền vào bênh viện đưa cho tôi.

Rất nhỏ nẹ với nụ cười thật tươi cô Mai nói

“ Chị Hai, đây là hai mươi triệu của tụi em gửi cho chi. Anh Thuận bảo chị cần chỉ mười triệu nhưng em đưa luôn hai mươi triệu cho chi dễ tiêu xài. Chị cứ cầm mà lo cho bác”.

Tôi chưa kịp cám ơn cô, thì cô Mai nói tiếp

“Cho tới hôm nay mà chị cũng chưa tin em sao mà còn thử lòng dạ của em. Em biết chị không túng thiếu gì. Thật lòng mà nói em rất quý chị. Đừng nói chị xin mười triệu, thậm chí một trăm, hay hai trăm triệu, em vẫn sẵn lòng. Chúng ta là người một nhà mà.”

Tôi sững người nhưng không lẽ không nhận số tiền ấy. Tôi đem chuyện kể lại cho chồng và hai đứa con tôi, cả nhà đều quyết định mượn tạm người láng giềng và đem số tiền ấy gửi lại cô Mai. Nhận tiền, với nụ cười lúc nào cũng tươi, cô nói

“ Em biết mà. Anh chị là người thừa tiền mà. Đừng thử lòng em như vậy nữa nha chị. Em buồn đó. Ai thấy anh Thuận gấp đôi tuổi em cũng tưởng em lấy anh Thuận vì tiền. Thật lòng em yêu anh ấy và quý chị vô cùng”.

Chuyện ấy xem như êm xuôi vì tôi chưa hề nghe em tôi nói gì về chuyện tôi gửi trả lại số tiền hai mươi triệu mà em tôi gửi cho tôi.

Hôm nay nhìn thấy cháu mình lâm vào hoàn cảnh này, tôi đau xót vô cùng. Một thiếu niên chưa có kinh nghiệm sống nên không biết cách ứng xử khôn khéo và thích hợp với người mẹ kế vừa xinh tươi như hoa, vừa khéo mồm khéo miệng.

Dũng cương quyết nói rõ từng tiếng một với tôi

“ Con xin nói rõ cho cô Hai biết để cô Hai giúp con. Con nói thật con có chết cũng không quay về cái nhà đó.”

“ Có chuyện gì con nói cho cô biết để cô còn giúp con.”

“ Con không thể sống chung với “con người đó”. Cô Hai xem, ba bữa nay con vẫn đi học bình thường. Con ở nhà thằng Hòa, nó với con cùng trong đội học sinh giỏi toán của trường. Tụi con cùng nhau giải bài cho kỳ thi toán cấp thành phố mà hai đứa đã dự buổi sáng hôm nay. Tụi con thân nhau và ba má nó thương con lắm. Ba đi công tác, con ghét “con người ấy” nên không thèm về. Bả chẳng gọi điện cho cô giáo, không vào trường, không gọi điện cho cô Hai hỏi thăm tin tức gì của con mà bảo tìm kiếm khắp nơi. Vậy mà ba con cũng tin được cái lý do bà ấy đặt ra là để bảo vệ danh dự cho con. Cô xem vậy mà ba con còn đánh con nữa”.

“Vậy bây giờ con tính sao? Ở lại đây với cô, có cháo ăn cháo có rau ăn rau. Hai đứa chị con có em trai chơi chung cũng vui.”

“Không được đâu cô. Ba con sẽ không đồng ý. Nhưng con đã bàn vớ ba mẹ thằng Hòa là con sang bên ấy ở chung với nó để tiện việc làm bài tập và học tập. Con quen làm việc nhà nên con không làm gì phiền lòng ba má nó. Con chỉ xin cô thuyết phục dùm ba con.”

Thế là hai vợ chồng tôi, cô giáo chủ nhiệm và ông thầy dạy toán cho đội học sinh giỏi cùng ba má thằng Hòa đến nhà em tôi nêu rõ lý do chính đáng mà Dũng cần ở chung với Hòa.

Vẫn giọng nói ngọt ngào và nụ cười tươi như hoa, cô Mai nói

“Vì tương lai của con, vì việc học của con, ba mẹ đành hy sinh phải sống xa con. Xa ba mẹ con nhớ chăm sóc bản thân mình và học hành cho thật giỏi nha con. Mẹ sẽ mua thức ăn đem đến nhà Hòa mỗi ngày và cung cấp đủ tiền bạc cũng như vật dụng cần thiết cho con”.

Vậy là Dũng đi ra khỏi nhà của ba nó.

Tôi không biết nó vui hay buồn, nhưng tôi phải im lặng dù không biết im lặng là đúng hay sai.

Bài viết khác

Đôi ᵭiều suy ngẫm cho tuổi già, ᵭừng thành gánh nặng khi về già !

Năm nαy là Ьước sαng tuổi 50, cổ nhân dạy : “ngũ thậρ tɾi thiên mệnh” , nghĩα là ở tuổi củα mình thì số tɾời ᵭã αn ρhận và Ьắt ᵭầu hình dung nhiều hơn về cuộc sống củα Ьản thân khi tuổi về già. Vậy khi nào thì ᵭược gọi là tuổi về […]

Bài học đắt giá cho kẻ lật lọng, bài học cuộc sống cần Chữ Tín và Lòng Khiêm Nhường

Một ngàγ mùa đông, khi đang trên đường về nhà, Joseρh đi qua một cửa hàng nhỏ có treo biển: Nhận vẽ tranh chân dung. Nhìn qua cửa kính thấγ anh hoạ sỹ trẻ vẽ những bức chân dung rất đẹρ, Joseρh quγết định bước vào. Anh ta cũng muốn vẽ một bức chân dung […]

Không cần “Danh phận” – Câu chuyện đơn giản nhưng lại nhẹ nhàng sâu sắc và đầy nhân văn

Nhìn hαi người họ đi đâu xα cũng có nhαu, ít người dám tin rằng, họ là hαi mảnh ghéρ còn thiếu củα nhαu. Nhưng khi thấy cái cách họ chăm sóc nhαu, thì αi cũng ρhải ghen tị. Cô chăm sóc ông dịu dàng, tỉ mỉ như một người bạn gáι, một người con […]