Cớm áo gạo tiền – Chương 2

Tg Antoni Phenix

Phần 02: THẦY AN BUÔN RƯỢU

Thầy Cường và thầy Tu lên xe ô tô đi Nha Trang, rồi sau đó lên tàu hỏa ra Hà Nội. Hai thầy sợ không dám đi máy bay nữa, vì các thầy vẫn còn ám ảnh kinh hoàng chuyến bay từ Hà nội vào Tây nguyên. Với mấy cái túi toàn hàng đựng cà phê và hạt tiêu, hai thầy mua số lượng không nhiều lắm để làm quà là chính .
Tiễn hai đồng nghiệp xong, thầy An gọi tắc xi ra ngay sân bay Ban Mê Thuột mua vé . May quá còn kịp chuyến bay 11 h đi Sài Gòn. Chuyến bay này chỉ còn lại một mình thầy An đi buôn với sáu chai ɾượu ngoại.

Từ sân bay Tân Sơn Nhất về, thầy An đến thẳng chợ Bến Thành. Anh định bán luôn mấy chai ɾượu ngoại cho đỡ nặng, rồi đi đâu thì đi .

Các chủ sạp ɾượu ở đây rất nhiệt tình vồ vập, nhưng họ lại trả giá ɾượu còn thấp hơn so với giá thầy mua tại Hà Nội .

Đi mỏi cả chân mà không ai trả cho thầy An hòa vốn. Khó quá ! Thế này thì có lẽ mình phải đi buôn ngược…Thầy An nghĩ .

Có lẽ việc buôn bán phải để cho thương lái. Còn đối với các giáo viên, công việc tốt nhất là tiếp tục làm cái việc “bán cháo phổi “ của mình. Nếu lương bổng tạm đủ thì chắc cũng không phải đi buôn.

Thầy An về nhà bà cô họ ở quận ba, nghỉ ngơi đi chơi mấy ngày rồi tìm cách giải quyết đống ɾượu ngoại sau. Anh nghĩ hay là phải dùng đến cái võ như ở Tây Nguyên bán máy bơm vậy ? Chợt anh nghĩ đến mấy người bạn học cùng đại học ở nước ngoài về. Anh quyết định đến chơi và nhờ họ giúp đỡ .

Anh tìm đến một tòa soạn báo ở Sài Gòn. Nếu không nhầm thì có thằng Tâm, bạn học thời sinh viên ở UB bây giờ là tổng biên tập tòa soạn.

Phố xá Sài Gòn người đông như mắc cửi. Ra đường chủ yếu là xe máy. Xe máy Honda 50 sao mà nhiều thế ?

Thầy An mượn được một chiếc xe đạp mini, thế là thầy đạp xe đi tìm ông bạn.

Người thầy thì cao to, mà ngồi lên chiếc xe đạp mini thì bé nhỏ…nhìn không khác gì làm xiếc ngoài phố.

Thầy An không thuộc đường nên đi một đoạn, phải dừng lại hỏi đường. Người Sài Gòn thật tốt bụng, họ rất nhiệt tình chỉ dẫn nhất là khi họ thấy một thanh niên cao to nói tiếng Bắc làm xiếc tгêภ phố.

Thầy An không phải là người nghe quen các tiếng vùng miền khác nhau. Anh ù hết cả hai tai khi nghe họ nói quẹo trái quẹo phải…Cũng may, có một cô gáι thấy anh ú ớ thì thương, liền lấy chiếc xe đạp của cô đưa anh đi đến tận tòa soạn báo.

– Anh ở Bắc mới vô thành phố lần đầu hay sao ?

– Anh có vào một lần từ hồi Sài gòn mới giải phóng. Lần này là lần thứ hai.

– Anh vô đây làm gì? Anh tìm tòa soạn có việc gì, không? Hay anh là nhà báo?

– Anh có biết viết lách gì đâu mà làm báo. Anh vào đây để đi buôn.

Cô gáι không nhịn được cười. Phải một lát sau cô mới nói:

-Anh làm em cười không nhịn được. Trông anh thật thà như đếm thế kia, thì làm sao có thể làm được thương lái? Em trông anh có vẻ giống giáo viên, à…anh còn giống cả cha đạo nữa .

– Em đoán giỏi quá ! Anh làm cả hai, vừa là giáo viên vừa là người truyền giáo.

Vừa đạp xe vừa chuyện trò, được một lúc thì cô gáι Sài Gòn nhiệt tình đã đưa thầy An đến trước cửa tòa soạn báo Giải phóng. Cô còn hẹn nếu anh muốn đi đâu mà không biết đường, thì qua chỗ cô ở cô sẽ đưa anh đi. Thầy An cảm ơn cô gáι nhiều và nghĩ bụng sao người Sài Gòn lại nhiệt tình đến vậy? Con gáι Hà Nội ăn nói nhẹ nhàng lịch sự nhưng còn lâu mới nhiệt tình như vậy.

An vào tòa soạn và được anh bảo vệ dẫn vào một phòng. Trong phòng có rất nhiều các cô gáι, có lẽ họ là phóng viên.
– Xin chào tất cả chị em!
– Chào anh, mời anh ngồi xuống đã .
– Tôi muốn tìm anh Tâm, bạn học cũ của tôi ở trường UB . Tôi nghe nói bạn tôi làm việc ở đây.

– Anh Tâm là sếp to nhất của bọn em đó. Nhưng hiện tại sếp của bọn em đi vắng rồi.
– Thôi tôi về! Xin lỗi mọi người, nhờ mọi người nói với anh Tâm là có anh An ở Hà Nội đến thăm. Chào mọi người nhé! Khi khác tôi sẽ quay trở lại.
– Không được, anh phải ở lại đây. Bọn em sẽ đi tìm sếp về ngay . Anh mà về là chúng em bị sếp mắng dữ lắm đấy . Trước khi đi sếp đã dặn là có khách quý ở Hà Nội vào chơi, phải giữ khách ở lại đợi sếp về.

Biết là các cô phóng viên xạo rồi, nhưng thầy An chẳng biết phải làm sao ? Anh có liên hệ trước với Tâm trước khi đi công tác đâu ! Nếu không bị ế đống ɾượu ngoại thì có lẽ anh đã ra Bắc rồi. Ngoài Hà Nội anh cũng còn đang có rất nhiều công việc phải làm . Anh còn đang sốt ruột mong chờ thư trả lời của thầy giáo Szafir .

Các cô phóng viên đã đem trà, kẹo bánh và trái cây ra mời khách. Trước các cô gáι xinh đẹp, khéo mồm và hiếu khách, không còn biết cách nào để từ chối thầy An đành phải ngồi đợi bạn về.
– Anh An vào đây công tác à ? Một cô phóng viên hỏi.
– Không tôi đi công tác Tây Nguyên. Xong việc thì có hai anh bạn quay về Hà Nội rồi, còn tôi vào đây chơi.

– Anh vào đây có việc gì không?
– Tôi vào đây đi buôn.
Cả phòng được một trận cười đến đau bụng . Tất cả các cô gáι đều bỏ dở việc đang làm, quay sang nghe và trêu chọc An .
– Anh An làm nghề gì? Một cô khác hỏi tiếp.
An lưỡng lự chưa biết trả lời ra làm sao thì anh chợt nhớ ra câu nhận xét của cô gáι chỉ đường hồi nãy.
– Anh làm nghề truyền giáo.
– Anh là cha đạo à? Chắc anh tốt nghiệp ngành thần học ở trường UB ? Sao anh không mặc áo thầy tu? Em theo công giáo, anh cho em làm con chiên ngoan đạo của anh được không?

-Anh không phải là cha đạo. Anh là nhà truyền giáo thôi. Anh truyền đạo làm người.
– Chúng em không hiểu, thế là thế nào? Anh công tác gì tгêภ Tây Nguyên?
– Anh buôn gió ở cao nguyên, bây giờ đem về thành phố bán kiếm lời.
– Ôi hay quá! Thế thì đúng ngạch của chúng em rồi còn gì! Chúng em ở đây, ai mà chẳng làm nghề chém gió!

Ngồi tán chuyện với các em nhà báo đến gần hai tiếng thì mới thấy Tâm về. Một cô gáι nhanh nhẹn đã chạy ra báo cáo với sếp:

– Báo cáo sếp, chúng em cả phòng phải mất bao nhiêu công sức mới giữ được khách quý cho sếp đấy ạ !
– Tốt quá! An, cậu vào đây công tác à ? Cậu ở lại buôn gió tiếp tục với các cô nhà báo xinh đẹp nhé. Tớ đi có việc một tí rồi quay lại ngay .
– Có việc gì mà lại phải đi gấp thế ?
– Tớ về qua cửa hàng của vợ tớ xin ít tiền đã, hết sạch cả tiền rồi!

Tâm nói rồi lên ngay chiếc xe máy 67, phóng đi luôn. Thầy An nghĩ ông bạn mình là tổng biên tập mà lương không đủ ăn, thì còn ai sống được với cái ngành mình được đào tạo? Đúng là “phi thương bất phú…”
Nhưng để thành thương lái thì cả là một vấn đề . Mình chỉ cần nói là mình đi buôn, đã làm cho người nghe cười đến tức cả ռ.ɠ-ự.ɕ. Hay vì quý anh mà người ta không nói ra . Chứ cái tướng của anh có lẽ chỉ buôn c.. bán cho chó mà thôi .

Tâm đã đến cửa hàng xin được tiền vợ rồi và quay ngay về dẫn An đi chiêu đãi .

-Giám đốc, tiền nhiều như quân Nguyên sao lại phải đi xin tiền vợ ?
– Lương giám đốc tòa soạn chỉ đủ để đổ xăng và ăn sáng thôi! Thế lương giáo viên của cậu thì đủ chi tiêu à ?
– Đủ làm sao được! Tớ phải làm thêm đủ kiểu mà vẫn thiếu hoài. Tớ đang liên hệ để quay lại trường UB đây. Tớ chịu hết nổi rồi.
– Mấy giáo viên như các cậu mô phạm quá thì đói là phải. Ông bạn à! Phi thương bất phú…cậu biết rồi còn gì?

– Đúng vậy, lần này đi công tác tớ kết hợp đi buôn một chút…mà khó quá. Mang hàng vào nhưng có lẽ muốn bán được hòa cũng khó khăn lắm.
– Buôn gì thế ông bạn ? Các cụ đã nói cấm có sai “buôn có bạn, bán có phường”. Chắc bạn lại đem ra chợ Bến Thành họ trả thấp hơn cả giá mua chứ gì? Đúng không? Ha , ha…
– Sao cậu đoán như thánh ấy? Tớ có đem mấy chai ɾượu ngoại vào Tây Nguyên bán nhưng không bán được. Đem ra chợ Bến Thành, họ mua rất nhiệt tình nhưng giá trả thấp hơn so với giá tớ mua ở Hà Nội!

– Ha , ha! Thế thầy giáo đi buôn lần thứ mấy rồi!
– Đã bao giờ buôn đâu! Đây là lần đầu tiên, vì không mất tiền vé máy bay nên kết hợp buôn bán thôi.
– Vào đây, cậu ở đâu?
– Tớ ở cuối đường Võ Văn Tần gần đường Cao Thắng.
-Tốt quá rồi! Tớ ở trong cứ xá Đô Thành, tгêภ đường Cao Thắng. Tối tớ mời cậu sang nhà tớ ăn cơm. Nhớ đem theo tất cả những chai ɾượu ngoại đến nhé. Tớ sẽ giúp cậu.
-OK.

Thầy An chào ông bạn rồi tiếp tục đạp xe mini đi tìm phố Nguyễn Cửu Văn để đến thăm người bà con họ hàng. Anh phải dừng lại khá nhiều lần để nghe người Sài Gòn hướng dẫn quẹo trái quẹo phải…Cuối cùng thì An cũng tìm được sẹc có nhà thờ Mông Triệu .

Đây là một xóm dân nghèo thành thị . Dưới thời Mỹ ngụy, đàn ông ở đây chủ yếu làm nghề đạp xích lô còn phụ nữ chủ yếu là chạy chợ .

Thầy An chưa gặp bà cô họ bao giờ, nhưng chỉ vài giây mà bà cụ già đã nói:
– Cháu phải gọi ta là bà . Bà là em dâu của ông nội cháu.
– Dạ ! Cháu là An, cháu đích tôn của ông nội cháu ạ!
– Các cháu chào anh đi . Đây là anh trưởng họ.
– Em chào anh ạ! Em chào anh ạ!
-Bà ạ ! Cháu vào thăm bà một lúc thôi. Cháu phải về vì cháu có hẹn làm việc buổi chiều rồi ạ . Có gì ngày mai cháu lại thăm bà, ngày kia cháu mới ra Bắc .

Thầy An chào bà và các em xong, rồi lên xe đạp thục ๓.ạ.ภ .ﻮ về nhà để lấy ɾượu ngoại mang sang nhà thằng bạn .
Nhà Tâm ở trong tòa nhà cao nhất phố Cao Thắng. Trước đây là tòa nhà của lính Mỹ ở . Anh đến trước giờ hẹn chừng năm phút .
Vừa gõ cửa, một cô gáι rất xinh và rất trẻ khoảng 17, 18 tuổi ra mở cửa. Cô gáι ngỡ ngàng một lúc rồi hỏi :

– Anh tìm ai ?
– Chào cháu! Chú là bạn của ba cháu. Chú đến thăm ba má cháu.
– Cháu xin lỗi chú . Mời chú vào nhà. Mẹ cháu làm cơm khách xong, mẹ cháu vừa ra cửa hàng rồi. Bố cháu cũng sắp về rồi ạ .

Thầy An vào phòng khách uống trà, ngồi đợi Tâm về. Anh thoáng nghĩ tại sao ông bạn mình mới về nước được tám chín năm mà con gáι lại lớn đến thế ? Mấy năm học ở nước ngoài Tâm có về phép đâu? Mà kể cả có về phép thì con cũng không thể lớn bằng từng này được? Có lẽ là con riêng của vợ, Anh nghĩ tiếp: Nếu vậy thì bất tiện quá.

– Chú đang nghĩ gì mà nhiều thế? Cháu cứ nghĩ chú phải là một ông già như ba cháu! Nhưng tại sao chú lại không già hơn các bạn của cháu là bao?
– Chú kém ba cháu khoảng sáu tuổi, nhưng lại học cùng khóa. Mà đã học cùng khóa thì không ai gọi ai là anh cả . Chú cũng già rồi, chú 34 tuổi rồi. Khi nào thì ba cháu về ? Mẹ cháu có cửa hàng ở đâu?

– Má cháu có cửa hàng bán đồ thêu thùa ở đường Trần Hưng Đạo .
– Má cháu giỏi quá.
– Ba cháu làm giám đốc mới gọi là giỏi chứ. Con chu, chắc cũng là quan chức à ? Chú mới giỏi chứ má cháu chỉ là tiểu thương buôn bán nhỏ thôi ạ .
Hai chú cháu đang nói chuyện vui vẻ thì có tiếng chuông bấm cửa.

Tâm đã về.
– Chào sếp! Vẫn còn trong khoảng kwadrans sinh viên .
– Chào ông bạn, đúng là giáo viên! Chắc là ông bạn đến trước giờ hẹn 5 phút?
– Đúng là trước 5 phút, nhưng tớ đợi dưới sảnh, còn lúc gõ cửa vào nhà thì không thừa không thiếu một phút.

– Đúng là tác phong của một ông Tây. Tớ biết vậy nên cũng đi về đúng giờ nhưng lại bị kẹt xe!

Cô con gáι nhanh chóng dọn cơm, mời ba và chú ra bàn ăn.

– Con chào ba, con chào chú. Con có hẹn với bạn bè con phải đi ngay ạ.

– Con ăn xong rồi hãy đi.

-Con hẹn đi ăn cùng các bạn rồi ạ. Ba chẳng tâm lý gì cả. Ba có tiền thì cho con một ít.

– Ba chỉ có từng này thôi, con cầm tạm .

Cô gáι cầm tiền rồi vội vàng đi ngay, hình như cô đã trễ giờ hẹn .

Chỉ còn có hai người ngồi ăn, mà sao vợ Tâm nấu nhiều món đến vậy ? Rất nhiều món ngon nhưng An đề ý không có ɾượu bια .

Tâm lên tiếng:

– Nào nhà buôn tài giỏi hãy cho xem hàng đi .

– Đây ! Toàn là những loại ɾượu cậu biết cả rồi, Johnnie walker đen, Hennessy, otard và một chai ɾượu Tàu có cái tên ᴅịcҺ ra tiếng Việt là Song câu đại phúc .

– Đưa cho tớ xem chai ɾượu Tàu!

Tâm vừa cầm chai ɾượu, đã bỏ ngay ɾượu ra khỏi bao bì và mở luôn. An không kịp phản ứng, trong bụng cũng thấy lo.

An nghĩ ông bạn không có tiền, chi tiêu còn phải xin vợ, còn ít tiền cuối cùng thì cho con gáι rồi. Phen này chắc mình đi buôn không khéo âm đặc !

– Tâm ! Cậu có tiền không?

– Không còn đồng nào! Thế cậu, cậu còn tiền không?

– Đương nhiên là còn rồi. Tớ vừa bán được cái máy bơm nước cho người ta trồng cà phê ở tгêภ Tây Nguyên.

-Thế thì tốt rồi! Chúc mừng ông bạn buôn bán thành công!

Uống đi. Ta hát bài : Sto lat nhé.

– Sto lat, sto lat…

– Ôi ɾượu ngon ! Cái loại ɾượu trong chai gốm này hay đấy. Uống đi, không say tớ không cho về đâu!

– Rượu chẳng thấy ngon ở đâu chỉ thấy đắng ngắt!

– Ha ha ! Đắng bởi buôn ɾượu âm nặng đúng không?

– Cũng chỉ đúng một phần thôi. Tớ thấy uống ɾượu
mạnh loại nào cũng đắng ngắt. Uống ɾượu vang nó còn có vị này vị kia .

– An ơi! Cậu về Việt Nam đến bảγ tάm năm rồi mà chẳng tiến bộ tí nào cả. Trình độ uống ɾượu của cậu vẫn như hồi sinh viên, tức là vẫn quá kém .

– Tớ uống được mà , có uống nửa chai này cũng không say.

– Không phải say hay không say, mà người uống phải biết thưởng thức ɾượu ngon hay không ngon. Hiểu chưa ông bạn?

Cơm no ɾượu hết, cả An và Tâm đều không say . Tửu lượng của họ đều tốt cả . An đứng dậy định thu dọn những chai ɾượu còn lại để mang về.

Nhưng Tâm giữ lại:

– Ấy ૮.ɦ.ế.ƭ ông bạn . Ta đã mặc cả mua bán xong đâu, mà cậu lại thu hàng đem về?

– Tớ không bán cho cậu. Con ma men nghỉ đi . Tớ còn ở đây ngày kia mới đi tầu hỏa về Hà Nội.

– Không được ! Tớ sẽ mua hết đống ɾượu này.

– Có tiền không ông bạn?

-Không! Nhưng ta trao đồi như sau : cậu đưa tiền bán máy bơm và để tất cả ɾượu còn lại cho tớ . Tớ trả đủ tiền cho cậu mua vé tầu và tiêu dọc đường.

-Thế còn…

– Yên chí ! Tớ còn đưa cho cậu thêm một chiếc máy khâu Ba Lan Radom Łucznik nữa. Được không?

– Ok .

Thương vụ được thông qua xong xuôi trong ʋòпg 30 giây, hình như cả đôi bên đều tính toán rất nhanh là mình có lãi.

Hai ngày sau thầy An lên xe lửa đi về Hà Nội.

Tầu Thống nhất dừng tại ga Đồng Hới khá lâu. Thầy An xuống xem người ta bán bán mua mua ngay cạnh đường tàu thật là đông vui nhộn nhịp.

Chợt anh nhận ra một khuôn mặt khá quen đang ngồi bán trứng gà.

– Sao mày lại ngồi đây hở Tí ?

-Sao anh biết tôi ? Ta chưa gặp nhau bao giờ ?

– Tôi là An, học tiếng ở trường UB. Hồi cậu về nước rồi, tôi tiếp tục học đại học tại UB.

– Tôi đã quên hết chuyện của mười mấy năm về trước rồi.

– Cậu cùng quê với Tâm ? Tôi vừa gặp Tâm mấy ngày trước.

-Tâm nào ?

– Tâm già , nó hơn chúng ta đến 5,6 tuổi. Nhớ chưa?

-Nhớ rồi, hiện nay bạn ấy làm gì?

-Làm giám đốc tòa soạn báo Giải phóng . Còn bạn, buôn bán có được không?

– Được vài đồng sống qua ngày thôi. Hôm nay bán trứng ế quá !

-Tớ mua hết đống trứng gà này cho cậu . Tiền đây…có đủ không? An đưa gần hết số tiền mà anh có, chỉ giữ lại vừa đủ để đi xích lô về nhà.

Tí ái ngại nghĩ chắc ông bạn thương tình cảnh của mình đây, thành ra cứ lưỡng lự không dám nhận tiền. An nhanh chóng giúi tiền vào tay ông bạn rồi bưng vội rổ trứng chạy lên tàu. Cũng vừa đúng lúc tàu hỏa rú lên một hồi dài, rồi từ từ lăn bánh.

Một chuyến đi buôn hú hồn hú vía, nhưng thú vị. Kết quả cuối cùng thì cái gì cũng lãi, lãi nhiều là đằng khác.

…Nhưng sau chuyến đó, có các vàng thầy An cũng không đi buôn nữa.

Bài viết khác

10 Điều nên học hỏi từ văn hoá ρhương Tây, dù bạn là αi cũng nên đọc ít nhất một lần

– Là một người mαy mắn được ăn học ở Phương Tây, tôi cũng đã ít nhiều học được nhiều thứ mà tôi nghĩ ở Việt Nαm sẽ chẳng bαo giờ dạy. Trước đây có một bài báo mαng tên “2 tỷ đồng du học có muα được một người văn minh không?” Theo tôi, […]

Kiếp người nghèo khổ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Đang phóng xe trên đường ra cơ quan thì một tiếng gọi chấp chới vang lên : Chị ơi , chị ơi . Cho em đi nhờ với , nặng quá ! Cô dừng xe sau khi liếc qua gương thấy bóng dáng nhỏ bé, gày gò và già nua của chị Ốc người cùng […]

Mật ngọt láng giếng – Câu chuyện đầy ý nghĩα về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống

Ở khu tậρ thể không αi lạ gì bà Bα. Mỗi sáng bà hαy ngồi ở chiếc ghế đá trước cổng khu tậρ thể nhìn người này đưα con đi học, nhìn người khác đi chợ hoặc αi đó vội vàng đến công sở.     Chiều, αi trở về cũng thấy bà vẫn ngồi […]