Chúng ta không có mặt trên đời để gánh vác mọi thứ cho tất cả mọi người

Mẹ mình từng kiệt sức. Bà mất ngủ triền miên, lúc nào cũng cáu kỉnh, khó chịu và bực bội. Cơ thể bà yếu dần, bệnh tật kéo đến. Cho đến một ngày… bà thay đổi.

Hôm đó, bố nói với mẹ:

•Anh đã tìm việc ba tháng mà chẳng có kết quả gì, chắc anh ra ngoài làm vài chai với bạn.

Mẹ bình thản đáp:

•Ừ, được thôi.

Anh trai mình than thở:

•Mẹ ơi, con học hành bê bết hết rồi.

Mẹ vẫn nhẹ nhàng:

•Không sao, con có thể cố gắng lại. Còn nếu không, con học lại kỳ sau, nhưng tự lo tiền học nhé.

Chị gái mình chạy đến, hoảng hốt:

•Mẹ ơi, con làm hỏng xe rồi!

Mẹ chỉ gật đầu:

•Ừ, đem xe đi sửa, rồi tự tìm cách thanh toán. Trong lúc chờ xe, con đi bus hay tàu điện cũng được.

Chị dâu mình nói:

•Mẹ ơi, con định ở lại đây vài tháng.

Mẹ chỉ đáp:

•Ừ, con cứ ở sofa, mền gối có sẵn trong tủ.

Tất cả chúng mình đều ngạc nhiên. Mẹ bị sao thế này? Mẹ đi khám và uống nhầm loại thuốc nào đó à? Chẳng lẽ có một loại thuốc giúp người ta bỗng dưng “bất cần đời” mà mẹ uống quá liều?

Chúng mình quyết định phải “can thiệp”. Nhưng trước khi kịp hành động, mẹ đã gọi tất cả lại và nói:

•Mẹ mất nhiều năm mới nhận ra rằng, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Lo lắng, sợ hãi, mất ngủ, buồn bã vì những vấn đề của các con không giúp giải quyết được gì, mà chỉ làm mẹ kiệt sức. Mẹ không có trách nhiệm phải gánh vác mọi thứ. Nhưng mẹ có thể lựa chọn cách phản ứng với nó.

Mẹ kể rằng, bà đã học thiền, yoga, lập trình ngôn ngữ tư duy, những khóa phát triển bản thân, và tất cả những điều đó đều dẫn đến một điểm chung:

Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về chính mình.

Ai cũng có đủ khả năng để giải quyết vấn đề của họ, dù khó đến đâu.

Việc của mẹ là cầu nguyện, yêu thương và động viên, nhưng không phải là người giải quyết thay.

Mẹ có thể cho lời khuyên nếu được hỏi, nhưng làm hay không là tùy ở mỗi người.

Mọi quyết định đều có hệ quả, và ai quyết định thì người đó phải chấp nhận.

Từ hôm đó, mẹ tuyên bố bà không còn là:

Nơi chứa những trách nhiệm của người khác.

Chiếc túi đựng sự dằn vặt, hối hận của ai đó.

Người phải gánh vác sai lầm của người khác.Bức tường để ai cũng có thể dựa vào mà không cần tự đứng vững.

Bà trao trả cho mỗi người quyền tự chủ của họ.

Cả nhà đều sững sờ. Nhưng rồi mọi thứ thay đổi. Ai cũng tự biết phải làm gì. Gia đình vận hành trơn tru hơn.

Chúng ta không có mặt trên đời để gánh vác mọi thứ cho tất cả mọi người.

Là vợ, là mẹ, là người phụ nữ trong gia đình, chúng ta quen với việc “lo tất cả”. Chúng ta muốn bảo vệ, muốn giúp đỡ, muốn ngăn những người mình yêu thương khỏi khó khăn. Nhưng đôi khi, chính vì thế mà họ không bao giờ học cách tự đứng vững.

Thương chúc bạn đủ dũng khí để yêu thương một cách sáng suốt.

Sưu tập & biên dịch #LiliPham

Bài viết khác

Cha mất để lại hết tài sản cho người giúp việc kèm lời nhắn: “Lòng hiếu thảo của con không đáng 1 xu” . Câu chuyện sâu sắc

Rα đi trong cô ᴆộc và ᴛủι buồn, người chα già quyết định tặng hết tài sản, nhà cửα cho bà giúρ việc còn “con gáι ɾượυ” chỉ nhận đúng 3000 đồng. Câu chuyện quá thấm thíα về lòng hiếu thảo, bổn ρhận củα con cái với chα mẹ già…   Hình minh hoạ. Chα […]

Nhân quả sẽ báo đáρ – Cứ sống tốt, biết cho đi rồi cuộc đời cũng không ρhụ tα, lại được người cho lại

Tôi là một cô gáι nhà nghèo ngoài 20 tuổi. Chα tôi mất từ khi tôi còn rất nhỏ. Vì để có tiền nuôi mẹ bị Ьệпh nặng và nuôi em trαi đαng học đại học, mỗi ngày tôi đều kéo chiếc xe bα gác rα đường lớn để bày quầy hàng ăn.     […]

Giời đày – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Anh Hoàng lao xe đi như vô thức trên đường. Trong khi đầu óc đang hỗn loạn anh không biết mình sẽ đến đâu. Và cuối cùng xe đã dừng trước cửa nhà của bố mẹ anh. Nếu đã đánh mất tất cả, cuộc đời anh còn một nơi duy để về, đó là bố […]