Câu chuyện Xổ số ở Sài Gòn xưa: “Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta – xây đắp muôn người, được nên cửa nhà…” _ Xưa

Câu chuyện Xổ số ở Sài Gòn xưa: "Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta - xây đắp muôn người, được nên cửa nhà..." _ Xưa

Kiến thiết quốc gia

Giúp đồng bào ta

Xây đắp muôn người

Ðược nên cửa nhà

Tô điểm giang san

Qua bao lầm than

Ta thề kiến thiết

Trong giấc mộng vàng

Triệu phú đến nơi

Năm, muời đồng thôi

Mua lấy xe nhà

Giàu sang mấy hồi

Kiến thiết quốc gia

Giúp đồng bào ta

Ấy là thiên chức

của người Việt Nam

Mua số mau lên

Xổ số gần đến

Mua số mau lê

Xổ số gần đến.

Kiến thiết quốc gia.

Giúp đồng bào ta…

Tiếng ca quen thuộc tôi nghe mỗi tuần từ năm 1952 cho đến Tháng Tư năm 1975. Vang tiếng một thời. 60 mùa lá vàng bay qua đời tôi, tôi vẫn nhớ tiếng ca Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia của Trần Văn Trạch.

Tôi không biết người Pháp đem trò chơi Xổ Số vào nước ta năm nào, chắc vào khoảng năm 1935, 1938. Những năm 1940 tôi mười tuổi, ở tỉnh lỵ Hà Ðông bên hông Hà Nội, tôi nghe người lớn nói đến chuyện Xổ Số.

Xổ Số thời xưa ấy tên tiếng Pháp là Lotterie, bán trên toàn cõi Ðông Pháp, tức bán trên cả ba nước Việt, Miên, Lào, 1 đồng bạc Ðông Dương một vé số, mỗi năm – 12 tháng – xổ số một kỳ, vé số trúng độc đắc 10.000 đồng bạc Ðông Dương, tiếng Nam là Mười Ngàn đồng, tiếng Bắc là Một Vạn đồng.

Chến tranh nổ trên khắp nước năm 1946, Xổ Số bị dẹp. Năm 1952 tôi thấy Xổ Số sống lại ở Sài Gòn. Giá mỗi vé là 10 đồng. Số tiền khá lớn thời đó. Năm ấy Sài Gòn có hai sòng bạc mở cửa hành nghề suốt ngày đêm, quanh năm không đóng cửa nghỉ một ngày, là Kim Chung và Ðại Thế Giới. Đó là hai sòng bạc có trò Sổ Ðề mỗi chiều.

Dân nghèo chỉ có hai, ba đồng cũng đánh Ðề được, biết được mất, tức trúng đề – đề xổ đúng con số mình mua, hay không trúng – biết ngay trong ngày. Dân Sài Gòn mê chơi Số Ðề phần đông là dân nghèo. Như đã nói chỉ hai, ba đồng cũng chơi Số Ðề được.

Lại có những người gọi là Huyện Ðề nhận bán Số Ðề ở ngay trong xóm, chi tiền đàng hoàng, việc mua số chỉ bằng miệng.Vì vậy ít người mua sổ xố do Nhà Nước bán. Xổ Số những năm đầu bị ế.

Cảnh sát Sài Gòn phạt người đi xe vi phạm luật giao thông bằng cách bắt mua vé số Kiến Thiết. Tôi không nhớ trong những năm 1952, 1953, xổ số xổ mỗi tuần hay xổ mỗi tháng. Dường như thời xưa đó mỗi tháng Xổ Số một kỳ.

Tôi cũng không biết chắc những năm đó Xổ Số đã có tên là Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia hay chưa. Căn cứ trên bài ca Kiến Thiết Quốc Gia của Trần Văn Trạch làm năm 1952, tôi chắc cái tên Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia đã có từ năm 1952.

Năm 1955 hai sòng bạc Kim Chung, Ðại Thế Giới bị chính phủ – Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm – đóng cửa. Hết trò Số Ðề. Xổ Số bắt đầu được dân mua. Ðến năm 1960 tình trạng Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia, vì bán chạy, nên có trò tăng giá.

Giá một vé xổ số chính thức là 10 đồng, người mua phải mua với giá 14, 15 đồng. Rồi có tin tổ chức Chợ Ðen Xổ Số KTQG bị bắt, người thầu vé số và bán vé số tăng giá là bà Ðức Lợi. Bà này bị bắt. Tên bà Ðức Lợi Chợ Ðen Vé Số Kiến Thiết được nhiều người Sài Gòn biết.

Dưới đây là những hình ảnh về vé số ngày xưa:

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Bài học đắt giá cho kẻ lật lọng, bài học cuộc sống cần Chữ Tín và Lòng Khiêm Nhường

Một ngàγ mùa đông, khi đang trên đường về nhà, Joseρh đi qua một cửa hàng nhỏ có treo biển: Nhận vẽ tranh chân dung. Nhìn qua cửa kính thấγ anh hoạ sỹ trẻ vẽ những bức chân dung rất đẹρ, Joseρh quγết định bước vào. Anh ta cũng muốn vẽ một bức chân dung […]

Chỉ tại không có tiền lẻ – Cảm động câu chuyện tình dễ thương và hết sức có hậu

Cuối năm 1963, anh bạn tôi mới tốt nghiệp phi công ở Liên Xô về. Anh tên là Đức. Một hôm đi chơi phố, Đức mải mê đạp xe vào đường ngược chiều lúc nào không biết. Tiếng còi vang lên. Một đồng chí nữ công an bước đến và giơ tay chào: – Đồng […]

3 điều khi về già chα mẹ thường cất giấu kỹ, con cái tinh tế mới nhận ɾα

Khi chα mẹ ở độ tuổi “thất tậρ cổ lαi hy”, con cái củα họ cũng đαng ở độ tuổi tɾung niên, “tɾên có lão, dưới có tɾẻ”, bởi vậy cuộc sống củα họ luôn bận ɾộn, không có nhiều thời giαn dành cho chα mẹ. Tɾạng thái củα người tɾung tuổi, chα mẹ già […]