Bản án đắt giá – Câu chuyện đời ý nghĩa sâu sắc đáng để suy ngẫm

Doanh nhân Trần Anh Minh qua đời vì khối u ác tính ở vòm họng vào năm 2022. Ông Minh sở hữu một số công ty, bất động sản, công ty thu mua thuỷ Hải sản có giao dịch nước ngoài.

Trước mắt con trai ông là Trần Minh Hoàng và bà Trần Thị Huyền là vợ ông Minh thu tiếp quản cơ nghiệp, quản lý tài sản của bố.

Tuy nhiên. Sau một trăm ngày của bố thì có 3 người con đi cùng mẹ trước đây bà là thư ký, trợ lý của ông Minh, bất ngờ tìm đến gia đình ông Minh để đòi thừa kế tài sản. Những người này tự nhận là con ngoài giá thú của ông Minh và chính là anh em cùng cha khác mẹ với Trần Minh Hoàng và Trần Thị Huyền Thu ( em gái Minh Hoàng)

Chính vì vậy họ có quyền được hưởng tài sản của bố dù đã rất nhiều năm trong nhà mẹ của Hoàng là bà Huyền không hề hay biết, chỉ biết họ đến dự đám tang và có xin bà Huyền là vợ ông Minh đội khăn tang nhưng bà không đồng ý.

Điều này khiến gia đình bà Huyền bàng hoàng vì họ chưa từng biết đến sự tồn tại của những người con khác của ông Minh. Hình ảnh người chồng tôn kính mà cả đời bà là hậu phương vững chắc là bổn mạng bà phù trợ cho ông đến ngày nay, luôn miệng ông cám ơn bà, tôn trọng bà, đi đâu cũng đưa bà theo, nhiều đối tác nể trọng ông vì cách ông sống với vợ, người cha mẫu mực trong mắt vợ con doanh nhân này bỗng chốc sụp đổ.

Sau khi xác nhận những thông tin liên quan. Hoàng có đi tìm hiểu và thử ADN của ba người con riêng thì xác nhận đúng là con cha mình.

Đang lúng túng chưa biết sử lý sao thì luật sư công ty nói :

– Trước khi mất ông Minh dặn đúng 1 năm giỗ đầu ông mới mở di chúc. Nghĩa là ông Minh trước khi mất có làm di chúc nhưng không công bố cho gia đình biết .

Tuy nhiên nhóm 3 người trên lại không đồng ý, muốn chia đều khối tài sản của ông Minh ngay thời kỳ hiện tại, họ sợ gia đình ém nhẹm tiền bạc thừa kế. Điều này khiến 2 bên xảy ra mâu thuẫn, không có tiếng nói chung nên 3 người con ngoài giá thú của Trần Anh Minh đã kiện gia đình bà Huyền vợ ông ra toà, đòi quyền lợi thừa kế hợp pháp.

Toà án HN nói : – Luật sư khẳng định ông có di chúc thừa kế phải đợi một năm sau mới công bố, nên toà dừng lại. Bây giờ không thể xử được.

Nhưng ba người ấy không chịu bắt Hoàng và bà Huyền vợ ông Minh phải chu cấp tiền như thời ông còn sống để lo tương lai cho các em sau này. Bà Huyền đổng ý nhưng mỗi tháng chỉ chấp nhận 12 triệu/1 đứa, bà không có trách nhiệm chu cấp luôn phần mẹ nó, như chồng bà từng làm, có gì cứ đợi toà..

Ba bà kia ăn trắng mặc trơn quen thân rồi nên bỏ sĩ diện, nhân phẩm lồng lộng lên kiện cáo tùm lum, đến công ty quậy các con của ông Minh và gây khó dễ cho bà Huyền.

Tòa án đã tiến hành xét nghiệm ADN của 3 người trên, kết quả cho thấy họ đúng là con ruột của Trần Anh Minh. Theo quy định về thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của một người bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người quá cố. Trong trường hợp có con ngoài giá thú, con được xác định là con đẻ của người không để lại thừa kế thì vẫn được hưởng thừa kế.

Trên thực tế, các công ty mà doanh nhân này đứng tên không được quản lý tốt trong một thời gian dài ông đau bệnh, đang có những khoản nợ nước ngoài lớn chưa trả hết. Các con ông Minh sau khi tiếp quản doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Vậy nên nếu xét các công ty cho vào danh mục tài sản thừa kế, vậy thì những người con ngoài giá thú cũng phải chịu trách nhiệm trả nợ.

Ngoài ra, doanh nhân Trần Anh Minh đứng tên 4 bất động sản, đều mua sau khi đã kết hôn nên tài sản thuộc quyền sở hữu chung của 2 vợ chồng. Đối với tài sản chung của vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, vậy nên 50% giá trị tài sản vẫn thuộc về vợ là bà Huyền
… …

Một năm sau ngày giỗ đầu ông.
Luật sư mang di chúc ông đến và đọc trước gia đình ông Minh và ba đứa con ngoài giá thú của ông Minh.
Trong di chúc ông Minh nói rõ :
– Tất cả tài sản 100% thuộc về vợ ông là bà : Lê Thị Thu Huyền cùng hai con là Trần Minh Hoàng và con gái Trần Thị Huyền Thu. Nay được vợ là bà Huyền đồng ý tôi lập di chúc.
Hai con tôi phải có trách nhiệm với mẹ. Chăm nuôi bà tử tế hiếu đáp công sinh thành.
… …
… Ngoài ra không có ai hưởng thêm, trước khi mất tôi đã sang cho em ruột tôi là ông Trần Dương 30% cổ phần nên ông Dương lo phần nhà cửa mồ mả dưới quê và con trai Trần Hoàng tổng giám đốc điều hành công ty có chú Dương trợ giúp. Đồng thời ông Dương vẫn là phó tổng hỗ trợ cho cháu Hoàng trong kinh doanh. Tôi trợ cấp cho hai đứa cháu tôi đang học ở Mỹ là con của em gái tôi là bà Trần thị Loan( Đã mất, chồng bà Loan đã có vợ mới) một năm 400 triệu/ cho 2 cháu.
Vậy ông Dương và con Trần Hoàng phải lo việc này cho tới khi 2 cháu có việc làm ..
– Ngoài ra không ai hưởng thêm. Vì những người liên quan tới tôi, tôi đã lo chu đáo. Các con ngoài giá thú của tôi nếu học hành giỏi nếu dùng được thì ông Dương và Trần Hoàng xem xét đưa vào công ty. Vợ là bà Huyền sẽ tặng thêm cho mỗi cháu 2% cổ phần ..Còn không thì thôi.
Ông Dương và Các con không liên quan gì ..
… …

Đọc xong cả ba con và cô thư ký té ngửa không nghĩ ông Trần Anh Minh làm vậy với mình. Khi sinh con cho ông, ông tặng con căn nhà và 2 tỷ gửi ngân hàng tuyệt đối không được rút, chỉ rút lãi tiêu, đến khi con cưới vợ làm quà cưới của ông cho, khi ông còn sống mỗi tháng ông cho 20 triệu và tất cả các khoản đóng học .. của con ông, ông trả hết. Trên giấy khai sinh có đứng tên ông..

Vậy bà thư ký ông Minh khởi kiện tiếp..

Toà án thấy rõ rành đi xác minh di chúc tất cả đều thật. Dấu thật, tư pháp thật, nên không xử mà chỉ khuyên gia đình tự điều chỉnh thừa kế vì dù sao ba đứa con rơi đều máu mủ của ông Trần Anh Minh. Toà án đưa ra phán quyết theo quy định của pháp luật. Các công ty vẫn nằm dưới quyền quản lý của anh em Trần Minh Hoàng , bàTrần Thị Huyền và chú Dương quản lý, yêu cầu bồi thường của nhóm ba nguyên đơn đều bị bác bỏ.
Theo luật sư thì mọi việc ông Minh làm đúng theo luật thừa kế, vì là tài sản của vợ chồng ông, nên bà Huyền vợ ông có quyền đòi lại 50% tài sản mà nếu ông cho con riêng ông, trong 50% tài sản phần ông còn có của hai đứa con vợ chính thất của ông.
Các con ông Hoàng và Bà Huyền đã nắm được toàn bộ chuyển tiền mua nhà và ông đồng sở hữu nhà của cả ba căn nhà, trong thời gian ông có hôn thú với bà Huyền là tài sản chung, giá hiện tại bây giờ khoảng 15-18 tỷ/ 1 căn theo định giá ngân hàng. Và còn có chứng cứ chuyển tiền hàng tháng của ông cho ba mẹ con bà thư ký , theo luật cũng 50% của bà Huyền.. Bà Huyền và các con không kiện thì cớ gì bà thư ký ông kiện tụng.

Tranh chấp một phần bắt nguồn từ việc Trần Anh Minh không thông báo di chúc phân chia tài sản, mà dặn hai luật sư là văn phòng luật uy tín đề xem tình hình thế nào, Hoàng và Huyền hiểu chuyện và không bị ba đứa con ngoài giá thú kiện cáo thì đúng 1 năm sau công bố di chúc. Nếu kiện thì có tờ phụ lục thừa kế đòi lại 1/2 giá trị nhà số …(bà nào kiện thì đòi) và để đấy đợi con bà nhỏ lấy vốn làm ăn, 1/2 để mẹ nuôi con, không nuôi thì lấy lại nhà..Ông Anh Minh ký tên điền chỉ vân tay. ..( bà nào kiện, trả con thì trắng tay, Minh Hoàng và Huyền Thu có trách nhiệm nuôi em)

Nhiều người thường hiểu lầm con ngoài giá thú hay con nuôi không được hưởng quyền thừa kế, hoặc không có phần thừa kế bằng con ruột. Thực tế là con ruột, con nuôi hay con ngoài giá thú đều cùng hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng phần di sản bằng nhau.Nên vợ nhận con thừa kế của chồng là chính thức chia tài sản cho con riêng của chồng. Không nhận thì sẽ tuỳ các con ruột tính với nhau, luôn cả khoản nợ của ông cũng vậy ..

Nhưng khi ông làm di chúc đúng luật thì thực hiện di chúc của ông mới đúng luật. Tài sản của ông Minh và bà Huyền thì ông bà di chúc cho ai đó là quyền ông bà, đây ông Minh làm di chúc mà bà Huyền tuy không biết nhưng bà có giấy uỷ quyền cho ông trong kinh doanh nên ông lách luật làm. Chứ không phải vợ chồng làm ra tiền trong hôn nhân mà ông hay bà di chúc cho ai không được nửa bên kia đồng ý cũng khó hợp lệ ..
😛 …….

🙏 Thiết nghĩ nhà nhiều dòng con, nhiều vợ hãy tỉnh táo làm di chúc trước vì di chúc vẫn có quyền sửa đổi được thì lỡ may có chuyện gì, vợ con không tối mắt vì các bà vợ nhỏ tranh giành nhau quyền lợi cho con mình, tốn tiền kiện tụng, mất thời gian.

Trở lại vụ án trên. Ông Trần Anh Minh đã thấu hiểu bà thư ký của ông, nhiều lần ép ông ly hôn, ông đã dùng tiền bịt miệng nhưng ông quá hiểu đàn bà yêu người có vợ chỉ tiền, nên ông đã chia cho đầy đủ để không phiền chính thất và các con ông rất rõ rành thì cứ theo luật mà làm thôi
Thiệt là : – Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm…

Bài này chỉ cảnh tỉnh tất cả các ông bà nên làm di chức trước vẫn thay đổi được nếu mình muốn, đến khi “ cưỡi hạc” thì mới chính thức có hiệu lực. Thừa kế rủi ro hơn. Vì nếu sang tên cho con là bố mẹ ra đường ở ..
Thẩm phán kể chuyện..
😛TL ..

BẢN ÁN ĐẮT GIÁ
Chuyện đời – Trần Linh

Bài sưu tầm.
Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Bài viết khác

Nói thì dễ, làm mới khó – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

NÓI THÌ DỄ, LÀM MỚI KHÓ Tôi có một người anh trai nhìn từ ngoài vào thì không ai chê được điểm nào, nhưng để sống được với anh ấy mấy chục năm trời, chị dâu tôi chắc cũng chẳng dễ dàng gì. Gia đình anh ấy có 2 con đủ nếp đủ tẻ. Con […]

Người tưởng thông minh mà hóα ɾα là dại, kẻ tưởng ngốc nghếch mà lại hóα khôn

Cuộc ᵭời là một vở kịch mà chúng tα là những diễn viên. Và cuộc ᵭời cũng giống như một giấc mộng ρhαi, có kẻ thấy vui, người lại thấy Ьuồn. Cuộc ᵭời tuy thực mà lại mơ, tuy mơ nhưng lại thực, Ьon chen tɾαnh ᵭấu ᵭể thân tiều tâm mỏi, hαy ung dung […]

Khóc một lần rồi thôi – Câu chuyện buồn ý nghĩa sâu sắc dạy ta nhiều điều

KHÓC MỘT LẦN … RỒI THÔI ! (Truyện ngắn) Tác giả: HuỳnhMinh Hằng Đó là lần đầu tiên … Khi hai chúng tôi ( là chị dâu em chồng) ngồi với nhau ở một quán Cafe gần nhà. Chị đã ôm lấy tôi mà khóc. Khóc như chưa bao giờ được khóc (có lẽ vậy! […]