Lòng người hai mặt – Câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống đáng để ngẫm

Chuyện cuộc sống để ngẫm: LÒNG NGƯỜI – HAI MẶT

Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, dưới cái nắng cháy da, một gã ăn mày rách rưới, nằm bất động trên đường. Bỗng một dòng nước mát lạnh, rưới chầm chậm vào đôi môi nứt nẻ của gã. Khi tỉnh lại, gã cảm động, bởi trước mặt là bà lão ân nhân với nụ cười hiền hậu.

Từ đó, ngày hai buổi trước cổng làng, gã trở thành người phụ bà, bán nước sâm.

Không chỉ được ăn uống đầy đủ, gã còn được nhận thêm một khoản tiền công. Gã hạnh phúc ngất ngây, vì đã thoát cảnh sống vật vờ, nay đây mai đó, bữa đói, bữa no.

Thấy gã chăm chỉ, bà lão bắt đầu nghĩ đến việc truyền nghề cho gã. Mỗi ngày, bà thường gọi gã vào gian bếp, dặn dò:

“Hai mươi loại cây này đều có công dụng riêng, khi kết hợp hài hòa sẽ tạo nên vị nước uống thanh mát, bổ dưỡng. Công thức này là bí quyết gia truyền của nhà ta, người ngoài, chưa ai học được…”.

Nghe đến đây, gã khấp khởi mừng thầm trong bụng. Gã nhẩm tính đến số tiền công vừa tích cóp được. Gã quyết định ra mở một quầy nước sâm, chọn vị trí ngay phía trên bà lão.

Gã lại còn để giá nước sâm rẻ hơn phân nửa so với bà. Gã đinh ninh sẽ hốt sạch sành sanh khách của bà lão.

Đúng là sau đó, quán nước của bà đột nhiên ế ẩm. Ngày ngày, bà cứ nấu nước sâm lên rồi lại mang đổ đi, vì không ai mua.

Còn xe nước sâm của gã, khách bu đông như kiến cỏ. Bà lão dẫu buồn rầu nhưng cũng không hề trách cứ gã lời nào. Bà vẫn kiên trì, đều đặn bán nước sâm.

Cho đến một ngày, gió xoay chiều, đổi hướng, khách hàng từ từ quay lưng lại với gã.

Nhiều người còn ra mặt chê bai: “Nước sâm của cậu tuy rẻ… nhưng không ngon như của bà lão kia”. Và họ lần lượt quay lại mua nước sâm của bà, khiến hàng nước của gã ế nhăn.

Bực tức lẫn chán nản, gã tìm đến bà lão để hỏi nguyên nhân. Bà nhìn gã, điềm nhiên bảo: “Con quá hấp tấp, vội vã nên chỉ mới học được cách nấu… nhưng chưa kịp học được cái tâm của người nấu…”.

Nghe vậy, gã cúi đầu, thẹn thùng, khi nhận ra sự vô ơn của mình.

Một đời dãi dầu sương gió, khiến bà lão dù có tính thương người nhưng vẫn luôn biết cách thử lòng người. Trong công thức nấu nước sâm gia truyền, bà đã cố ý “dạy thiếu một vị cây”.

Chính bởi lý do này mà nước sâm gã nấu ra đã không ngon như của bà nấu. Lúc đầu, bà định bụng, đợi khi gần nhắm mắt xuôi tay, nếu thấy gã là người có tâm đức, nhất định sẽ truyền dạy hết nghề cho gã, chỉ tiếc là… gã sớm lấy oán báo ơn.

Gã cũng không biết rằng: Bản thân không chỉ đánh mất một người thầy tốt mà còn cả một cơ hội quý giá để thay đổi cuộc đời…

Theo Vạn Điều Hay

Bài viết khác

Làm đĩ – Câu chuyện đầy nhân văn và xúc động đáng suy ngẫm

Chị đã chọn cái nghề hạ lưu nhất mà người đời đều khinh bỉ: “LÀM ĐĨ”. Trong một buổi chiều mưα gió, khi con đαng sốt cαo mà chị không có nổi một đồng xu trong túi. Sαu khi để người tα vày vò, thoã mãn, chị lαo vào trong cơn mưα xối xả, chị […]

Một cử chỉ đẹρ nho nhỏ mỗi ngàγ thôi cũng đủ để làm cho cuộc sống thêm ý nhị đậm đà

Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngaγ một trạm thu ρhí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấγ cả một dãγ dài xe hơi ngaγ sau mình. Bà chợt nảγ ra một ý vui vui, bà quaγ kính xe xuống, đưa ra cho người bán […]

Tấm lưng gầy gò, tần tảo củα vợ tôi – Câu chuyện ý nghĩα sâu sắc về giα đình

Hôm ấy bé con vẫn còn nghỉ Tết. Không ρhải ɾước con nên tôi về sớm hơn mọi ngày. Thαy vì đi đường lớn thì tôi đi tắt để về nhà cho gần. Đαng chạy ngon tɾớn, đầu óc lơ mơ nghĩ đến bữα cơm пóпg sốt củα vợ đαng chờ ở nhà thì một […]