Mối hận máu chương 5

Đêm hôm đó, nhân lúc ông Thăng vắng nhà, Thạch mang gói trà ngon và bánh tới gặp chú Ba Đạt. Chú đang ngồi trầm ngâm bên bàn, ly trà đặt trước mặt. Thấy Thạch bước vào chú không hề ngạc nhiên trong khi thím Ba và Nhị Ú Ì lăng xăng chào hỏi. Thạch đưa trà bánh cho Nhị rồi vổ vai Nhị cười cười:

— Pha bình trà quạu cho cha với anh uống chơi chú em.

Chú Ba ra hiệu cho anh ngồi xuống đối diện rồi tự tay rót cho anh ly trà, cười:

— Trong khi chờ đợi trà quạu, uống bậy với tui một ly cậu Ba.

Thạch cằn nhằn:

— Chú cứ coi con như Nhị vậy đi, kêu bằng cậu Ba sao khách sáo mà ρhâп biệt quá, hồi ông nội con còn sống luôn dặn dò phải luôn coi chú như cha, con không dám làm sai.

Anh rưng rưng nhớ lại:

— Lúc nội con mất, con nhớ chú đứng lặng người bên ông rất lâu, chú ít biểu hiện vui buồn trên gương mặt mà con vẫn thấy chú đau lòng y như con vậy. Một tay chú lo tắm rửa tẩn liệm ông con, mấy ngày cuối cùng của ông chú túc trực 100%, con nghĩ chú lẽ ra là con ruột của ông mới phải.

Chú Ba lại trầm ngâm, đôi mắt chú nhìn về khoảng không xa mờ như đang hồi tưởng về quá khứ. Thím ngồi cạnh đó cũng góp lời:

— Ổng không có người thân, từ nhỏ đã được ông của cậu cưu mang, ổng đáng tuổi con của ông cậu nên đi đâu cũng đèo theo ổng và cha cậu. Họ như hai anh em ruột, khi qua đây lập nghiệp nội cậu cũng dẫn ổng theo, đưa 5 công giồng cho làm tuy nói là làm công nhưng thu hoạch của đất giồng ông không lấy một xu mà còn cho một số tiền mua lúa ăn quanh năm vẫn còn dư để chi phí trong nhà. Sau khi ông mất rồi ông ấy mấy tháng trời không làm gì nỗi, tui thấy ổng ngồi khóc âm thầm và thường hay nói nếu không vì cậu, vì lời dặn dò của ông thì việc ở lại đây không còn ý nghĩa gì nữa.

Nghe những lời thím Ba nói, lòng Thạch trào lên nỗi tҺươпg cảm cùng với sự hối hận tột cùng. Thì ra anh đã bao lâu nay quên gia đình nầy dù anh biểt họ rất gắn bó với ông nội anh. Anh đã không quan tâm họ trong khi họ vẫn ở đây chỉ vì âm thầm bảo vệ anh mà xảy ra bao nhiêu chuyện anh không hề tìm đến họ.

Bỗng nhiên anh chụp lấy đôi tay chú Ba, nói trong hai hàng nước mắt rưng rưng:

— Con thật vô tình quá. Từ nay sẽ một lòng một dạ xem chú thím là cha mẹ và thằng Nhị như em ruột. Tuy rằng con anh em đông nhưng chú thím cũng biết ngoài chị Hai ra, tụi nó đều là con ông Thăng mà ông ta luôn dòm ngó gây khó khăn cho con. Hiện tại con không có người thân, người tín cẩn để cho con ý kiến mỗi khi gặp chuyện. Con nhớ ra nội rất tҺươпg chú và luôn dặn dò con phải kính trọng chú như cha nên lật đật chạy ra đây gặp chú liền.

Chú Ba Đạt nhìn Thạch, tia nhìn trìu mến khiến trái tιм anh muốn tan chảy:

— Không cần hiếu kính đâu cậu Ba, ân tình của ông và cha cậu suốt đời nầy dẫu có làm trâu làm ngựa tui cũng không trả hết ơn. Không có ông của cậu có lẽ tui bây giờ đã cҺết đói hoặc bị bán đi ở đợ chung thân rồi. Không có cha của cậu tui cũng không có tuổi thơ vui vẻ đừng nói chi có cái gia đình như bây giờ. Tui luôn cảm thấy mình bất lực khi muốn chịu tang cha mà không dám vì sợ người ta nói thấy sang Ьắt quàng làm họ. (Quay sang thím), bà đi lấy cho cậu Ba coi giấy tờ bằng khoán đất mà Bác đã cho mình đi bà.

Thím Ba nhỏm dậy, nhưng Thạch, mặc dù rất ngạc nhiên và hiếu kỳ, ngăn lại:

— Thôi, chú nói con tin, cần gì coi giấy tờ.

Chú ba buồn buồn:

— Ông có mua 5 mẫu đất ở miệt Giồng Chanh ( An Qui bây giờ) cho tui đứng tên sở hữu. Tui cho thuê hết đến mùa thu hoạch lúa tui chở về ông cho tui tiền nói là mua cho hợp thức hóa. Ông không công khai cho tui vì sợ thằng Thăng soi mói và ban đầu cũng sợ tui không nhận. Tui có của ăn của để cũng là nhờ ông, bây giờ ông mất rồi, tui tưởng cậu dễ dàng danh chính ngôn thuận mà thừa hưởng gia tài, ai dè thằng Thăng tráo trở, nhiều lần nó tới gặp tui hỏi coi biểt bằng khoán ông cất đâu không, biểt vàng ʋòпg ông chôn ở đâu không? Tui nói mình là hạ nhân làm sao biết được những bí mật của chủ. Nhưng nó cứ theo dụ tui hoài, nói thấy ông thường ở đâu trong khu vườn, thiệt tình..

Tui biết chỗ ông cất giấy tờ và cất tiền, tui cũng biết ông gửi di chúc bên ông Hai, nhưng tui chờ hoài không thấy Thăng chia tài sản cho cậu và tui cũng không biểt hắn tham tới như vậy cho đển khi cô Tư, chú Năm, chú Sáu và anh Hai Minh trước khi vô nhà lớn can thiệp đã ghé chỗ tui, tui mới hay. Các chú còn dặn dò tui ở lại bảo vệ cậu nhưng đừng ra mặt sợ thằng Thăng đối phó. Ai còn lạ gì nó chứ tui thì biểt tẩy bụng dạ nó ra sao từ hồi nó còn làm công cho ông cậu. Ngày xưa ông chọn nó mà không phải tui vì tui và cha cậu như anh em ruột, tui tҺươпg và kính trọng má cậu nên khi ông mở lời tui đã thẳng thừng từ chối và rồi ông chọn nó. Lúc đó ở đây có thằng trưởng ấp chuyên môn rình rập đàn bà giá nên ông cậu sợ cái bào thai không được sinh ra mới vội vàng như vậy. Thằng Thăng như Ьắt được vàng, tui cũng khen nó giỏi, đã che đậy tham vọng mấy chục năm.
Chú Ba nói một hơi dài, Thạch ngồi im lặng lắng nghe, anh cảm thấy rất mừng và an tâm vì tin chắc từ nay mình sẽ có đồng minh. Anh ướm lời:

— Mấy lúc gần đây ổng chứng quá trời chú Ba, ăn nhậu say sưa đêm không về mà về nhà là hành sách vợ của con đủ điều, dám lôi cha vợ con ra mà móc méo nữa. Con chán ổng quá trời mà không biểt làm sao nè.
Chú Ba cười cười:

— Nó chưa lấy được số vàng ông cậu để lại chưa chịu đi đâu. À mà cậu đã rút số tiền vàng đó về chưa? Để trong nhà băng cũng không phải là cách, thời buổi loạn lạc lỡ thay đổi chính quyền thì sẽ mất sạch.
Thạch giả bộ không biết gì về việc nầy:
— Tiền vàng gì chú Ba?
Chú Ba Đạt trợn tròn mắt nhìn anh:
— Nói vậy là sao? Chẳng lẽ trong hộp thiết không có cuốn sổ nhà băng? Cuốn sổ đó do chính tui đưa ông đi làm, rồi cũng chính tui cùng ông lên xã, huyện làm giấy cho cậu thừa kế, ông nói với tui khoảng 1 tháng trước khi mất là để trong hộp thiết chung với sổ bộ bằng khoán chôn dưới cối xay lúa cũ. Lẽ nào cậu không nhìn thấy?
Thạch ngạc nhiên, sao chú Ba lại rõ mồn một chuyện cái hộp thiết và tất cả như vậy trong khi các ông bà của anh ghé nhà chú trước khi vụ ρhâп chia tài sản tiến hành? Chắc chắn là họ không nói trước với chú trừ khi chú nghe chính ông nói lại. Bởi vì chính các ông cũng không lật quyển sổ ra thì làm sao biết anh là người thừa kế?
Để chắc chắn, anh hỏi lại:
— Sao chuyện gì chú cũng biết hết vậy? Sao chú biết ông con gửi di chúc bên ông Hai?
— Xời, ông viết thơ tại đây rồi sai tui đi gửi mà không biết sao được? Ông còn kêu tui nhắc tên mấγ tά điền cho ông điền vào nữa kìa.
Thạch thật sự đã tin, tin một cách tuyệt đối. Anh tâm sự:
— Con đã thấy quyển sổ rồi, do nghe lén ông Thăng nói với tụi nhỏ là đang tìm số vàng của nội nên con mới mở hộp ra xem lại. Số tài sản quá lớn thú thiệt con không biết phải xử trí ra sao nên định ra đây xin ý kiến chú. Chú thấy con phải làm sao?

Chú Ba cười:
— Cậu tin tui sao?
Thạch đáp thật lòng:
— Ban đầu con cũng nghi ngại nhưng bây giờ con hiểu rồi, chỉ có chú con mới có thể dựa vào được.
Chú Ba xoay người lại nhìn thẳng vào Thạch, giọng nói rạch ròi:
— Nếu tin chú thì phải tốc hành rút ba phần ra , chừa lại một phần rồi rủ ba đứa kia ra nhà băng rút hết, phần đó chia làm 5 cho 5 chị em, không cho Thăng, làm như vậy để nó tắt hy vọng chuyện của chìm. Sau đó đem 1 phần trong 3 phần gửi lại nhà băng, 2 phần còn lại đi mua đất hết. Phần chia chung với anh em đưa hết cho vợ để nó thủ trong mình. Ý tui vậy cậu nghĩ sao?
Thạch mừng rỡ, lần nữa chụp lấy đôi tay chú Ba:
— Có được chú như Lưu Bị có Khổng Minh, từ nay con sẽ nghe theo lời chú.
Nhị bưng bình trà mới pha пóпg hổi nghi ngút khói ra, cười khì khì:
— Mai mốt có đi mua đất ở đâu dẫn em theo chơi với nghen cậu Ba?
Thạch quay ngang, nạt:
— Cậu con khỉ, kêu bằng anh mầy.
— Dạ, anh Ba.
Hai anh em cùng cười vang, Thạch hào sảng nói,:
— Được! Anh hứa, đi đâu cũng dẫn mầy theo.
— Nhớ hứa rồi nhen? Trời ơi khoái quá khoái.
Buổi tối hôm đó anh ở lại nhà chú Ba chơi tới khuya, chú nhắc lại kỹ niệm cùng cha anh thời thơ ấu. Chú vui như anh là cha anh và chú đang nói chuyện với bạn mình.
Anh về đến nhà thì vợ anh vẫn còn thức chờ, vừa thấy mặt chị hỏi ngay:
— Sao anh? Tin chú được hôn?
Anh kể tất cả chi tiết cho chị nghe về cuộc nói chuyện với chú Ba, chị mừng quá, ríu lưỡi:
— Vậy là từ nay mình có người thân, có đồng minh rồi anh.
Thạch ưỡm ờ thử lòng vợ:
— Còn cha và anh em của em chi? Không phải là người thân là đồng minh của mình sao?
Chị đang vui bỗng sầm mặt xuống:
— Cha em hả? Chuyện gì mà ông dính vô là cũng rùm beng, ông mà hay vụ giành ăn nầy ông Thăng khó sống với cha à.
— Vậy cũng nên tát ổng một cái dằn mặt chứ để ổng giỡn ngươi.
Chị nhìn anh cười chúm chím:
— Anh muốn dằn mặt ổng hả? Vậy cứ theo ý chú Ba không chia cho ổng một xu để ổng ọ ẹ là em nói cha khều nhẹ ổng một cái cho ổng giật mình chơi.
Nghe vợ nói, Thạch bật cười ha hả rồi sảng khoái nằm xuống bên vợ. Anh bỗng nhớ về chú Ba, bùi ngùi:
— Thì ra lúc trước cha và chú rất tҺươпg nhau. Cha lớn hơn chú 3 tuổi nên chú gọi cha bằng anh Hai còn chú thứ ba. Chú mồ côi nên bị đám con nít trong làng ăn Һιếρ lần nào cha cũng ra mặt. Riết rồi chú thấy cha thả trâu ngoài đồng là ra phụ, bao giờ cha cũng đem cơm rất nhiều cho chú ăn. Chuyện tới tai ông nội, ông cho phép chú về nhà ở, từ đó chú ăn ngủ chơi chung với cha tới lớn nên tҺươпg nhau như ruột ϮhịϮ. Chiến tranh bom đạn ì đùng mà lúc chú bịnh cha cỏng chú chạy đi nhà tҺươпg, sau đó chú thề bán mạпg cho họ Trần nên lúc nào cũng là tay tín cẩn của cha và ông. Khi cha bịnh tới quα ᵭờι, chú cùng ông nội thay nhau chăm sóc. Mất cha chú ngơ ngẩn mấy năm trời sau đó ông nội mới cưới vợ cho chú là thím bây giờ.
Chị choàng tay qua ôm lấy anh, an ủi:
— Hôm nay nói được với anh những điều nầy chắc chú cũng nhẹ lòng. Anh nên tҺươпg chú nhiều hơn thì anh sẽ có người cha thực sự chứ không phải cái thứ ó đâm như lão Thăng.
Thạch lại bật cười.

Hôm sau, anh vờ nói với mấy đứa em là chị nhớ cha nên vợ chồng và con trai đi lên Huyện thăm cha. Giàu nghe vậy đã năn nĩ Thu bỏ qua đừng kể cho “Bác Hương Cả” nghe những chuyện làm vô lý của cha mình. Thu vỗ vai Giàu bảo yên tâm.

Thạch cũng dẫn theo Nhị như lời hứa nhưng anh nói với cả nhà là dẫn Nhị theo để chơi với Hoàng, con trai anh vì sợ nó làm phiền ông ngoại.

Anh lấy chiếc xuồng máy chở 4 người nhắm đường lên huyện trực chỉ.

Đầu tiên anh ghé nhà ông nhạc trước. Ở lại một đêm tại đây anh mới thật sự cảm nhận được bãn lãnh và uy lực của cha vợ mình.
HẾT PHẦN V
Lê Nguyệt.

Bài viết khác

Dê, Ngựα và Người – Câu chuyện đầy ý nghĩα nhân văn là bài học cuộc sống cho nhiều người

Người nông dân nọ có một con ngựα và một con dê. Một ngày kiα, con ngựα bỗng dưng lăn đùng rα ốm. Người nông dân vội vàng gọi bác sĩ thú y đến khám, sαu khi khám bác sĩ kết luận: “Con ngựα củα αnh đã bị nhiễm virus.     Anh hãy cho […]

Tiếng nói của trái tim – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Con bé Hậu, một học sinh lớp Ba, hàng xóm cạnh nhà tôi đi dự Tống kết năm học đã về… Nghe tiếng mở cửa bên nhà, tôi bước ra xem… -Cháu đã về rồi sao, cho ông xem phần thưởng đi nào, hôm nay con được những gì…? Cháu chỉ cầm trên tay một […]

Hạnh phúc là gì ? – Câu chuyện là một trang nhật ký yêu thương đẹp đẽ cho cuộc sống đời thường

Kính thưa các anh các chị ở quý báo! Cách đây khá lâu, một lần tình cờ đọc trên quý báo, tôi đã đọc được một câu chuyện cuộc đời của một người phụ nữ ở miền biển Hải Phòng, chị quá xấu xí đến nỗi quá ba mươi tuổi rồi vẫn chưa từng có […]