Lịch sử chợ Bến Thành – ngôi chợ trung tâm của Sài Gòn xưa, đầu mối đi lại lớn nhất Đông Dương ngày trước

Lịch sử chợ Bến Thành - ngôi chợ trung tâm của Sài Gòn xưa, đầu mối đi lại lớn nhất Đông Dương ngày trước _ Xưa

Vào thời Pháp thuộc, chợ Bến Thành được xem là ngôi chợ trung tâm của Sài Gòn. Và Sài Gòn được xác định là thành phố lớn nhất, thủ phủ của Đông Dương lúc bấy giờ.

Giao thông tấp nập trước Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành tập là nơi quy tụ xe lửa, xe điện, xe đò, xe ngựa, xe kéo lẫn cảng sông

Chợ Bến Thành được đưa vào hoạt động năm 1914. Cùng lúc đó, chính quyền của Pháp đã cho khởi công xây dựng đại lộ nối từ chợ Bến Thành sang Chợ Lớn. Đồng thời đã mở thể đường cạnh hai con đường cũ để nối khu Sài Gòn với Chợ Lớn chính là mở đường Trên và đường Dưới.

Con đường mới này được gọi là đường Gallieni mà ngày nay có tên là đường Trần Hưng Đạo. Còn đường Trên và đường Dưới có tên gọi lần lượt là đường Nguyễn Trãi và đường Võ Văn Kiệt.Khi con đường ấy mở chưa xong thì tuyến xe điện từ chợ Bến Thành về Chợ Lớn đã được đưa vào hoạt động.

Và hoạt động kéo dài đến tận năm 1953.Từ rất lâu trước đó, khu vực này đã có ga xe lửa của tuyến xe lửa Đông Dương đầu tiên Sài Gòn – Mỹ Tho hoạt động. Đó là vào năm 1886 đến năm 1959. Vậy nên ca dao xưa có câu:“Mười giờ tàu lại Bến Thành

Súp lê còi thổi bộ hành lao xao”chính là như thế.

Chợ Bến Thành là nơi có phiên chợ tết lớn nhất Sài Gòn

Ngày ấy, Bến Thành được ra đời với ý định của nhà cầm quyền là biến thành ngôi chợ trung tâm Sài Gòn, trung tâm miền Nam. Trên cả bưu thiếp của Đông Dương thời đó cũng đã ghi chợ Bến Thành là chợ trung tâm ( marché central ). Bên hông ngôi chợ lúc này có hẳn hai bến xe đò đưa đón khách: từ Phan Bội Châu có tên cũ là Viennot đi miền Đông và từ Phan Chu Trinh có tên gọi cũ là Schroeder đi miền Tây.

Cạnh bên ga xe lửa Sài Gòn có bến xe ngựa, xe kéo. Trước năm 1975 là nơi tập trung xe xích lô máy tại khu vực sân tráng nhựa tức trước công viên 23/9 hiện tại

Cách xa chợ Bến Thành 1km, đi theo đường Hàm Nghi ngày nay chính là bến Bạch Đằng. Nơi đó từ xưa là bến tàu thủy đón khách theo đường sông đến nhiều nơi quanh Sài Gòn.

Người Pháp đã quy hoạch vị trí của chợ Bến Thành tại trục lộ giao thông. Một mặt tạo sự phát triển cho Sài Gòn mới hình thành đồng thời giảm thiểu ùn tắc cho khu vực ở trung tâm đô thị.

Thị Kiều – cầu nổi trước chợ Bến Thành

Đầu những năm 1970, hai chiếc cầu nổi bằng sắt được dựng trước chợ Sài Gòn. Cầu thứ nhất dựng ngang từ chợ Sài Gòn sang tiểu đảo, nơi có tượng của Quách Thị Trang và tượng của Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa. Cây cầu thứ hai chính là bắc từ trạm xe buýt để qua tiểu đảo.

Hai chiếc cầu nổi này được lập giúp cho khách đi bộ qua chợ Bến Thành an toàn hơn. Bởi vì bùng binh trước chợ xe qua lại rất nhiều từ sáng đến tối.Đầu năm 1970, mọi người chen nhau đi chơi Noel trên cây cầu nổi mới xây.

Người ta đi trêu ghẹo những cô gái đẹp và kết quả một vài người bị đấm sưng mắt.Sau khi xây dựng một thời gian thì hai chiếc cầu nổi đã bị tháo đi vì hoạt động không hiệu quả. Vừa không có giá trị sử dụng, lại không có giá trị thẩm mỹ càng khiến khó quản lý an ninh khu vực.

Người đời sau gọi hai cây cầu nổi này là cầu Thị Kiều vì là cầu trước chợ lớn đồng thời là cách nói lái tên hai nhân vật lừng lẫy bấy giờ là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ.

Chợ Bến Thành và những lần sửa chữa

Vào năm 1944, chợ Bến Thành bị máy bay đồng minh thả вσм hư hại khá nặng. Trùng tu đến năm 1950 mới hoàn thành trở lại.

Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, chợ Bến Thành lần nữa bị thiêu rụi.

Bài viết khác

Trong cuộc đời không có đúng sαi, chỉ có sự ρhù hợρ với mỗi người – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα sâu sắc

Tôi sinh rα ngoài ʋòпg lễ giáo. Mẹ tôi, một người đàn bà góα đαng xuân không giữ được tiết hạnh đã lầm lỡ sinh tôi. Chα tôi, một người đàn ông đã yên ổn giα đình cũng không thuộc giòng họ Sở đã bắn tiếng xin đến nhận con.     Ngoại tôi nghiến […]

Tình αnh em – Xúc ᵭộng câu chuyện ý nghĩα về tình cảm giα ᵭình

Đến giờ tôi mới thấu hiểu câu nói củα người xưα ‘Một giọt máu ᵭào hơn αo nước lã’ vì tận mắt chứng kiến tình cảnh tɾong chính giα ᵭình mình, khi Ьố tôi và em tɾαi, mà tôi gọi là chú, cãi nhαu ᵭến mức từ nhαu luôn. Họ ᵭã 2 năm ᵭằng ᵭẵng […]

Giọt nước mắt củα chα, xúc ᵭộng một câu chuyện ý nghĩα ᵭầy tính nhân văn

Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi Ьữα, trời đã nhậρ nhoạng tối. Chα đứng đợi ở cửα, quάt: “Đi đâu giờ nàγ mới về?”. Tôi lí nhí đάρ: “Dạ, con đi học thêm!”. “Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửα Ьỏ nhà, không dọn dẹρ nấu nướng; heo cά gà […]