Những đồng môn nghèo đi họp lớp – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Tôi là một giáo viên về hưu, thường xuyên được mời dự các buổi họp lớp. Học trò tôi ra trường, học đại học, đi làm rồi thành đạt cũng nhiều, kẻ bất đắc chí, sa cơ lỡ vận cũng không ít.

Có thể ai đó luôn tự hào, giới thiệu mình là thầy cô dạy nên ông này bà nọ nào đó. Nhưng tôi luôn chú ý và đồng cảm, sẻ chia với những học trò không thành đạt của mình.

Có lần đi họp lớp, gặp một người đàn ông trong chiếc sơ mi dài tay nhăn nheo, chiếc quần tây bạc màu lơ ngớ trước cổng nhà hàng, tôi đã chực trào nước mắt khi nhận ra đó là học trò của tôi. Mấy mươi năm trước vẫn là cậu học trò hiền lành giỏi giang nhưng nay đã bị sương gió của cuộc đời phủ lấy.

Lần khác, một nhóm học trò nữ, không có duyên với công danh đỗ đạt, lấy chồng rồi về quê chồng làm ăn nuôi con, bàn tay nhăn nheo, đen thủi mà tôi mang máng nhớ ra đây là học trò của mình.

 

 

Cũng có lần, sau khi được mời phát biểu, tôi thẳng thắn góp ý:

“Cô rất tự hào và ngưỡng mộ với những trò giỏi giang và thành đạt, chúc mừng các em. Cũng chia sẻ với những em còn lận đận. Cô có góp ý thế này, khi họp lớp, các em nên bỏ ngoài cổng nhà hàng chức tước, danh vọng, quyền vị đi.

Đến đây, ai cũng nên trở về thời học sinh áo trắng. Hy vọng các em đóng góp nhiều cho xã hội. Hãy dành buổi họp lớp để ôn lại kỷ niệm của tuổi hồn nhiên, chỉ xảy ra một lần trong đời và đã trôi đi”.

Có vài học trò tứ tán bốn phương nay quần tụ ở lớp. Về khoảng cách địa lý đã hẹp, nhưng khoảng cách trong lòng người dần xa, khi các em cứ giới thiệu người thành đạt, người kia làm chức to, tậu nhà, sắm xe…

Các em hãy lập quỹ, hội liên lạc trong lớp. Bạn bè có hỷ sự vui buồn thì chia sẻ với nhau. Bệnh tật thì chăm nom quyên góp giúp đỡ nhau. Kết nối giúp nhau làm ăn.

Nếu có thể, hãy nhận đỡ đầu con cái của những bạn ở quê, kém may mắn hơn. Cùng giúp nhau thành công thì đó mới là sự thành công chắc chắn. Hãy cố gắng đừng tạo ra khoảng cách kẻ thành công- người thất bại trong buổi họp lớp”.

Người ta nói dạy học là nghề đưa đò và thầy cô là những người cầm tay chèo để nói lên sự bạc bẽo của nghề. Vì mấy khi lữ khách qua sông mà còn nhớ đến người đã đưa mình đến bờ bên kia.

Và người ta cũng nói hạnh phúc là một quá trình chứ không phải đích đến. Thật đúng trong trường hợp này. Nhìn mỗi thế hệ học sinh mình dạy dỗ, nâng niu suốt cả năm học chín tháng trưởng thành từng ngày, lòng người thầy cô nào cũng vui sướng.

Nhưng tôi nghĩ họp lớp không nhất thiết phải ở nhà hàng khách sạn sang trọng, hãy trở về trường, thăm lại gốc cây che mát, phòng học râm ran tiếng cười đùa năm xưa. Thăm lại ông giáo, bà giáo già ngày xưa đã dạy học mình. Những buổi họp lớp ăn nhậu và phô trương chẳng ích gì.

Mỗi người có số phận khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, xuất thân trong môi trường khác nhau đều được dòng đời xô đi những ngã rẽ khác nhau mà ta không biết và cũng không tài nào hiểu được. Nếu như đời đã không nương kẻ thất thế thì bạn bè hãy mở lòng và sẻ chia.

Đừng khoe khoang hay lên mặt, phô diễn hay gây chú ý bởi sự thành công của mình trong buổi họp lớp, bởi :

“Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng
Được, mất, thành, bại bỗng chốc hóa hư không”

Bài: Hương Thu

Bài viết khác

Có giới hạn nào cho yêu tҺươпg, câu chuyện ý nghĩα sâu sắc ᵭáng ᵭể suy ngẫm

Vὰo một Ьuổi tối se lα̣nh, tôi tình cờ gᾰ̣ρ em tɾên chuyến xe Ьuýt từ Bến Thὰnh về Bến xe Miền Đông. Em gα̂̀y gò, ᵭen nhẻm vὰ khuôn mᾰ̣t khά nhợt nhα̣t. Bộ quα̂̀n άo em mᾰ̣c tuy lὰnh lᾰ̣n nhưng ᵭα̃ khά cũ, Ьα̣c mὰu vὰ nhᾰn nhúm. Nhìn em, tôi có […]

Lương tâm củα kẻ cướρ – Hoài niệm Ьuồn ᵭẫm lệ ở góc ρhố Sài Gòn xα xăm thuở nào.

Sαu 30 tháng 4 năm 1975, dòng ᵭời gẫy khúc. Sài Gòn hoảng loạn. Xã hội tɾàn ngậρ Ьαo cảnh ᵭời lγ tάn. Cuốn tɾôi Ьiết Ьαo giα ᵭình ᵭiêu linh theo mạch sống ngược xuôi. .. Đời sống cơ cực gây ɾα nhiều mảnh ᵭời Ьất hạnh. Một tɾong những giα ᵭình tαn tác […]

Nuôi dưỡng nên ‘những đứa con bất hiếu’ chính là nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ – Câu chuyện để suy ngẫm

Người xưα thường nói: Chα mẹ yêu có thể yêu tҺươпg và ʜy siɴн vì con cái vô điều kiện, không cần báo đáρ, nhưng làm chα, làm mẹ, αi cũng hy vọng con mình lớn lên sẽ hiếu thuận với mình. Mong muốn là vậy, nhưng trên thực tế lại rất khó khăn, trong […]